Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 29 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 12 năm 2023 | 14:25

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai đối thoại trực tiếp với nông dân

Hôm nay (15/12), Tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp với nông dân từ chủ đề “Thúc đẩy liên kết sản xuất, hợp tác phát triển nông nghiệp bền vững” nhằm tạo diễn đàn trao đổi những khó khăn, vướng mắc, hướng đến sự đồng thuận, thống nhất cao từ quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách đến hành động, phát huy hơn nữa vai trò chủ thể của nông dân.

Những năm qua, bằng các chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu ngành nông nghiệp, Lào Cai đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từng vùng, sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, từng bước mang lại hiệu quả cao.

Các vùng quy hoạch sản xuất hình thành rõ nét, tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt trên 6%/năm. Một số mặt hàng tham gia xuất khẩu như: Mặt hàng ván gỗ rừng trồng, chè, quế, thảo quả, sa nhân tím, nấm hương, chuối, dứa. Toàn tỉnh có 163 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh...

Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn được giữ vững. Diện mạo nông thôn tiếp tục có nhiều đổi mới. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã phát huy tốt vai trò chủ thể của nông dân và đạt nhiều kết quả to lớn. Đặc biệt là, kinh tế nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân khu vực nông thôn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố vững mạnh, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, được ổn định tạo đà cho kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Buổi đối thoại thu hút rất nhiều nông dân, HTX, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia

Bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh Lào Cai vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Kinh tế nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, quy mô còn nhỏ lẻ; năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp, chất lượng một số sản phẩm nông sản chưa cao, liên kết 6 nhà chưa thực sự chặt chẽ, bền vững. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nguy cơ sản xuất nông nghiệp hàng hoá tụt hậu xa với một số tỉnh, một số huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn, nghèo nhất cả nước (thuộc huyện 30a), hạ tầng nông thôn được đầu tư nhưng do điều kiện tự nhiên, địa hình chia cắt mạnh nguy cơ xuống cấp nhanh.

Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chia sẻ: “Đây là diễn đàn quan trọng, thực hiện dân chủ và hướng về cơ sơ, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân, đặc biệt là với đại diện hội viên, nông dân và các cấp Hội Nông dân trong tỉnh, các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để trực tiếp lắng nghe sự phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những thành tựu đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, hiến kế, kiến nghị về cơ chế, chính sách liên quan đến triển khai Nghị quyết số 19, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn với Chủ tịch UBND tỉnh”.

Phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ

Trong buổi đối thoại, đại diện các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp cũng đã thẳng thắn, cởi mở trao đổi và nghe giải trình từ lãnh đạo các tỉnh, sở, ngành về các vấn đề liên quan. Đồng thời, ý kiến, đề nghị cũng được tỉnh Lào Cai tổng hợp tiếp thu và xem xét giải quyết.

Tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu nông dân tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Mỗi gia đình, tổ chức, cá nhân tích cực sản xuất, kinh doanh ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, có giá trị kinh tế cao, trở thành thương hiệu hàng hóa để tạo công ăn việc làm cho nông dân và lực lượng lao động. Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm trên 01 ha đất canh tác đạt 100 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng/năm. Tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều bình quân giảm 3 -  5%/năm và có nhiều sản phẩm OCOP đưa ra thị trường.

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị Công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa Làng Cổ Phước Tích và Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

Top