Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 7 tháng đầu năm 2022 đạt đạt 32,3 tỷ USD. Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục là hai thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Tôm là một trong 2 sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD trong 7 tháng. (Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN)
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố ngày 1/8 cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 7 tháng năm 2022 đạt 32,3 tỷ USD (tăng 12,2%), còn kim ngạch nhập khẩu ước trên 26 tỷ USD. Như vậy, thặng dư xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong 7 tháng là gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong bảy tháng, chiếm 26,8%, đạt gần 8,7 tỷ USD. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với tổng giá trị xuất khẩu trên 5,7 tỷ USD, chiếm 17,8% thị phần; thứ 3 là thị trường Nhật Bản trên 2,3 tỷ USD, chiếm 7,2%; thứ 4 là thị trường Hàn Quốc đạt trên 1,5 tỷ USD, chiếm 4,7%.
Xét theo khu vực, châu Á là thị trường xuất khẩu chiếm thị phần lớn nhất với 42,4%, tiếp đến là châu Mỹ 29,3%, châu Âu 11,9%, châu Đại Dương 1,7% và châu Phi 1,6%.
Cũng trong bảy tháng, có 4 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD gồm: Càphê, gạo, tôm và sản phẩm gỗ.
Xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 13,3 tỷ USD, tăng 8,4%; lâm sản chính đạt trên 10,4 tỷ USD, tăng 1,3%; thủy sản ước đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 34,2%; đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD, tăng 66,7%; duy chỉ có xuất khẩu chăn nuôi là giảm 11,6% (ước đạt 225,6 triệu USD).
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: Càphê đạt trên 2,6 tỷ USD, tăng 46,2%; tôm đạt trên 2,7 tỷ USD, tăng 26,2%; cá tra đạt khoảng 1,6 tỷ USD, tăng 83,6%; cao su đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 7%; gạo trên 2 tỷ USD, tăng 9%; hồ tiêu khoảng 661 triệu USD, tăng 11,7%; sắn và sản phẩm sắn đạt 904 triệu USD, tăng 32,1%... Đặc biệt, giá trị xuất khẩu phân bón các loại đạt 848 triệu USD, tăng gấp 3,2 lần.
Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng đã giảm so với cùng kỳ như nhóm hàng rau quả đạt trên 1,9 tỷ USD, giảm 16,1%; hạt điều ước đạt gần 1,8 tỷ USD, giảm 10,4%; sản phẩm chăn nuôi đạt 225,6 triệu USD, giảm 11,6%; sản phẩm gỗ giảm 6,9%.
Nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tính chung 7 tháng ước trên 26 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó nhập khẩu thủy sản, lâm sản chính, nhóm đầu vào sản xuất tăng còn nhập khẩu nông sản chính và sản phẩm chăn nuôi giảm. Argentina, Trung Quốc và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 7 tháng qua./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…