Phải khẳng định rằng, năm 2020 là năm thảm hoạ chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Thế nhưng, ở một góc nhìn khác, năm 2020 cũng chứng kiến những điều kỳ diệu xảy ra trên đất nước hình chữ S.
Khi đại dịch Covid-19 lan tràn trên toàn cầu và xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), những quốc gia láng giềng sẽ là những nơi có rủi ro rất cao. Thế nhưng, Việt Nam - một nước có chung đường biên giới với Trung Quốc lại trở thành một biểu tượng của chống dịch Covid-19 thành công nhất trên toàn thế giới.
Bên cạnh việc chống dịch thành công, việc chống suy thoái kinh tế của đất nước hình chữ S cũng là một dấu ấn đặc biệt. Kết thúc năm 2020, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi trên thế giới có tăng trưởng kinh tế dương (trên 2%). Trong đại dịch, sau khi quyết định rời khỏi Trung Quốc hoặc chuyển một phần chuỗi cung ứng khỏi quốc gia này, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã lựa chọn Việt Nam làm điểm đến bởi những điều đặc biệt nơi đây: kinh tế vĩ mô và chính trị ổn định; chống Covid-19 thành công; dân số gần 100 triệu và trẻ…
Việt Nam còn hứng chịu thêm thiên tai lũ, lụt dọc các tỉnh miền Trung.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, thiên tai dị thường liên tiếp ở miền Trung từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 đã làm 192 người chết và 57 người vẫn đang còn mất tích. Tổng thiệt hại kinh tế khoảng 30.000 tỷ đồng.
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lại nhận định với mức độ hội nhập kinh tế thế giới khá sâu rộng, Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực do Covid-19 gây ra, khi thương mại toàn cầu ảm đạm, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp, công nghiệp chế tạo có xu hướng tăng chậm lại, tác động của lạm phát và biến đổi khí hậu... Tuy nhiên, nhờ kiểm soát chặt chẽ đại dịch, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định với dự báo do IMF đưa ra là tăng 1,6% trong năm nay và tăng 6,7% trong năm 2021.
Đất nước hình chữ S đã làm những điều mà chưa quốc gia nào trên thế giới từng làm và cũng đạt được những kết quả khó tin mà ít quốc gia có được cả về phòng chống dịch bệnh, vượt qua thiên tai và vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…