Đưa trái bơ Đắk Nông đến người tiêu dùng trong và ngoài nước
Với mục tiêu đưa trái bơ đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, từ ngày 18 đến 23-7, UBND tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức Chương trình “Đắk Nông - mùa bơ chín” năm 2018.
Sáng 22/6, tại Hà Nội, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình “Đắk Nông - Mùa bơ chín” năm 2018.
Đây là chương trình lần đầu tiên tỉnh Đắk Nông tổ chức, diễn ra từ ngày 18 đến 23/7, tại thị xã Gia Nghĩa với nhiều hoạt động: Lễ mừng mùa bơ chín; Hội chợ thương mại kết nối cung cầu bơ và các sản phẩm nông nghiệp; Hội thảo phát triển cây bơ bền vững, Hội thi trái bơ ngon…
Tại buổi họp báo, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: “Chương trình Đắk Nông - mùa bơ chín bao gồm chuỗi các hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp.
Trong đó, điểm nhấn là Hội thi trái bơ ngon có sự tham gia của hàng chục hộ nông dân, giới thiệu những sản phẩm bơ có chất lượng tốt nhất. Đây cũng là lần đầu tiên, tỉnh Đắk Nông tổ chức một lễ hội riêng để tôn vinh trái bơ, nông sản đặc sản thế mạnh của vùng đất Tây Nam Tây Nguyên.
Đắk Nông hiện có khoảng 2.600ha bơ (trồng bơ chuyên canh 700ha, xen canh 1.900ha). Năng suất bơ bình quân từ 10-15 tấn/ha. Các huyện có trồng bơ là Đắk Mil, Đắk Rlấp, Đắk Song, Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa”.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống bơ cho quả ngon, chất lượng, năng suất cao, được nông dân trồng nhiều như: Bơ Cuba, bơ 034, bơ Booth, bơ Hass, bơ sáp… Với đặc điểm là cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc chỉ bằng 1/3 các loại cây lâu năm khác, cùng với đó là địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp so với các địa phương khác trong cả nước nên tỉnh Đắk Nông trồng được nhiều giống bơ cho trái (quả) quanh năm, từ tháng 1 đến tháng 11 hằng năm. Với giá bơ ổn định như nhiều năm qua trên thị trường trung bình bơ cho thu 300-500 triệu đồng/ha/năm.
Bơ Đắk Nông được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, bởi trái bơ to, dẻo, màu vàng sậm, mẫu mã đẹp, thời gian bơ chín cho thu hoạch kéo dài so với bơ trồng ở các địa phương khác. Bơ là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, giàu năng lượng, chứa khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, được xem là loại quả “siêu thực phẩm”.
Cũng tại buổi lhọp báo, ông Lê Văn Một, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Đắk Nông, cho biết, trong dịp này, UBND tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức hội chợ thương mại kết nối cung cầu bơ và các sản phẩm nông nghiệp. Hội chợ có khoảng 280 gian hàng, trong đó có 210 gian hàng của doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, các gian hàng còn lại ưu tiên cho nông dân và các hợp tác xã trồng bơ và các loại nông sản trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới, tỉnh Đắk Nông sẽ tập trung xây dựng vùng trồng bơ chất lượng cao, khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực bảo quản, chế biến, đăng ký chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, chế biến quả bơ để gia tăng giá trị kinh tế cho loại cây ăn quả này.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.