Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 27 tháng 11 năm 2016 | 2:19

Giá cà phê tăng, nông dân phấn khởi

Thời điểm này, cà phê ở Tây Nguyên bắt đầu chín rộ, nông dân đang khẩn trương thu hoạch cho kịp thời vụ. Giá cà phê hiện tăng cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, niềm vui này chưa thật sự trọn vẹn khi bà con lo ngại bước vào chính vụ, giá sẽ giảm mạnh, chính vì vậy, họ chọn cách thu hoạch tới đâu bán tới đó.

Giá cà phê ở Tây Nguyên đang ở mức cao nên nông dân chọn phương án hái tới đâu bán tới đó.

Hiện giá cà phê tại Tây Nguyên giao động từ 44.500 đến 45.100 đồng/kg; trong đó, tại Đắk Lắk là 45.100 đồng/kg, Gia Lai 44.900 đồng/kg, Lâm Đồng 44.500 đồng/kg, Đắk Nông 45.000 đồng/kg.

Vừa thu hoạch cà phê, anh Nguyễn Văn Hải (xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) vừa chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy phấn khởi vì giá cà phê hiện tại nằm ở mức khá cao. Gia đình có 1ha cà phê, năm nay dự tính thu được khoảng 1,3 tấn. Với giá như hiện nay, trừ chi phí, thu lãi khoảng 60 triệu đồng”.

Chung niềm vui như anh Hải, anh Nguyễn Thanh Hùng (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) nói: “Lâu lắm rồi nông dân mới thấy vui khi bước vào mùa thu hoạch cà phê. Những năm trước, giá cà phê chỉ nằm ở mức 37.000 - 38.000 đồng/kg, năm nay lên tới 45.000/kg… Gia đình  có 5.000m2 cà phê, dự kiến cho thu khoảng gần 7 tạ,  trừ chi phí, lãi gần 40 triệu đồng”.

Mùa khô năm nay, hàng trăm ngàn hecta cà phê ở Tây Nguyên bị thiếu nước, trong đó, Đắk Lắk là địa phương thiệt hại nặng nhất với 56.138ha cà phê bị khô hạn, mất trắng  4.399ha. Đắk Nông cũng có 22.000ha bị thiếu nước tưới, trong đó 4.977ha mất trắng; Gia Lai có 399ha mất trắng; Lâm Đồng có khoảng 161ha mất trắng… May mắn thay, khi bước vào mùa thu hoạch niên vụ 2016 -2017 này, giá cà phê nơi đây tăng cao, phần nào làm dịu nỗi buồn của những người trồng cà phê khi trải qua cơn đại hạn trước đó.

Tuy nhiên, niềm vui này chưa thật sự bền vững và trọn vẹn bởi bà con đang  lo giá cà phê sẽ giảm mạnh khi Tây Nguyên bước vào thu hoạch rộ, do vậy, người dân chọn phương án thu hoạch tới đâu bán lấy tiền tới đó.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Lê Thị Hạnh (xã Ea Kênh, huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk) cho hay: Nhà tôi có 1,2ha cà phê cho thu hoạch, nếu như  năm trước năng suất đạt 1,3 tấn khô thì năm nay chắc sẽ giảm 40-50%. Gia đình đang tiến hành thu hoạch, với giá bán như hiện tại, trừ chi phí, dự kiến lãi khoảng 60 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, anh Ama Danh (xã Chư KPô, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: “Nhà mình có 8.000m2 cà phê đang thu hoạch, năm nay tuy có mất mùa nhưng bù lại giá khá cao. Để tránh tình trạng giá giảm, thu hoạch tới đâu mình đem bán tới đó, nếu chờ thu hoạch xong mới bán, giá giảm thì lại tiếc”.

Cà phê đầu vụ đang được giá, người trồng chọn cách thu hoạch tới đâu bán tới đó. Việc này dễ xảy ra tình trạng “xanh nhà còn hơn già đồng”, nhiều vườn tuy mới có tỷ lệ quả chín 40 - 50% đã thu hoạch để bán, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cà phê nhân.Để có năng suất sản lượng cao, chất lượng tốt, bà con chỉ nên thu hoạch cà phê khi quả vừa đúng độ chín.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk, để chấm dứt thực trạng thu hái cà phê xanh - nguyên nhân làm mất sản lượng, giảm chất lượng cà phê sau thu hoạch - thì cần phải có sự nỗ lực của cả nông dân và các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu cà phê.

Khi không có người mua cà phê xanh, ắt sẽ không có người bán cũng như khi cà phê quả chín được mua với giá cao hơn thì tự khắc nông dân sẽ thu hoạch được quả chín.

Bá Thăng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top