Khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda hiện đại nhất Đông Nam Á
Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) đã khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á, đạt chuẩn toàn cầu của Mazda Nhật Bản.
Sáng 25/3, tại Khu Công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải thuộc Khu Kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda. Đây là nhà máy sản xuất xe du lịch Mazda lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á, đạt chuẩn toàn cầu của Mazda Nhật Bản.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, địa phương dự lễ khánh thành và tham quan Nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda.
Năm ngoái, nhân dịp dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi công xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda công suất 100 ngàn xe/năm với vốn đầu tư 12 ngàn tỷ đồng.
Sau 1 năm, nhà máy đã hoàn thành giai đoạn một với công suất 50 ngàn xe/năm và đã giải ngân 7.000 tỷ đồng. Sự kiện này là một nỗ lực rất lớn, khẳng định quyết tâm và bước đi của Thaco - doanh nghiệp ô tô hàng đầu Việt Nam; góp phần quan trọng phát triển công nghiệp cơ khí miền Trung và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN đã về mốc 0%.
Thaco được xem là một trong những doanh nghiệp trụ cột trong chu kỳ phát triển mới của ngành công nghiệp ô tô trong nước khi mà hầu hết các hãng xe nổi tiếng trên thế giới mặc dù đã sản xuất lắp ráp rất lâu ở Việt Nam nhưng đã chuyển phần lớn sang nhập khẩu nguyên chiếc, Thaco hiện đang sản xuất và phân phối đầy đủ các phân khúc xe du lịch từ phổ thông đến cao cấp thông qua các thương hiệu như: Kia - Hàn Quốc; Mazda - Nhật Bản; Peugeot - Pháp; BMW - Đức cùng xe tải, xe bus đạt thị phần xấp xỉ 40% thị trường ô tô Việt Nam.
Nhà máy Thaco Mazda sản xuất xe du lịch Mazda lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á
Nhà máy Thaco Mazda được quy hoạch trong phân khu các nhà máy lắp ráp ô tô thuộc Khu công nghiệp Cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải. Nhà máy có diện tích 30,3 ha trong đó 17,3ha nhà xưởng, được chuyển giao công nghệ hoàn toàn mới với tiêu chuẩn cao cấp hơn của Tập đoàn Mazda nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng của sản phẩm thế hệ mới của Mazda toàn cầu theo hướng ít tiêu hao nhiên liệu, sử dụng năng lượng điện và thân thiện với môi trường.
Nhà máy được đầu tư các dây chuyền, thiết bị hiện đại, tự động hóa và công nghệ mới nhất, bao gồm: Dây chuyền hàn bằng robot với công nghệ hàn laser; Hệ thống sơn tĩnh điện với công nghệ nhúng liên tục; Dây chuyền sơn màu với công nghệ sơn wet on wet (sơn lót và sơn hoàn thiện không qua công đoạn sấy) đáp ứng tiêu chuẩn bề mặt theo yêu cầu khắt khe của các màu sơn cao cấp; Dây chuyền lắp ráp 80% tự động hóa. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ trên từng công đoạn sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng của Mazda (MES - Mazda Engineering Standard, ISO/IATF 16949, ISO 14001...).
Nhà máy cũng được thiết kế và xây dựng với đặc điểm là khi tăng công suất lên đến 100.000 xe/năm thì chỉ cần lắp đặt thêm một số thiết bị (robot, kéo dài băng chuyền tự động) và sản xuất không gián đoạn.
Đồng thời, hầu hết các cụm chi tiết rời được lắp từ bên ngoài, sau đó chuyển vào dây chuyền chính lắp ráp hoàn thiện nên dễ dàng tách rời các linh kiện để sản xuất chi tiết nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa đạt đến 40% trong thời gian tới.
Đặc biệt, cũng trong ngày 25/3, Thaco đã khai trương tuyến hàng hải quốc tế Nhật Bản - Chu Lai và đón chuyến tàu đầu tiên của hãng APL cập cảng Chu Lai. Hãng tàu APL thuộc tập đoàn đa quốc gia CMA đến từ Pháp, là một trong những hãng tàu container lớn nhất thế giới, có mạng lưới hoạt động trên toàn cầu. Chuyến tàu đầu tiên vận chuyển lô hàng linh kiện thiết bị xe ô tô trực tiếp nhập từ Hiroshima - Nhật Bản, đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất của Nhà máy Thaco Mazda.
Lễ khai trương tuyến hàng hải Nhật Bản - Chu Lai và đón chuyến tàu đầu tiên của Thaco
Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, Tập đoàn này cũng đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng thêm 1 cầu cảng mới, đồng thời tỉnh Quảng Nam cũng tiến hành nạo vét luồng sâu đến 11,5m đảm bảo tiếp nhận tàu 50.000 tấn để nâng cao năng lực giao nhận vận chuyển cho khu vực miền Trung.
Ngoài ra, Thaco cũng đầu tư mở rộng trục đường chính từ cảng Chu Lai đến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và xây dựng nút giao vòng xuyến hai tầng tại giao lộ Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam với đường trục chính với kinh phí khoảng 600 tỷ đồng.
Thủ tướng đánh giá cao đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Thaco đã làm chủ công nghệ để sản xuất sản phẩm theo công nghệ mới chất lượng tương đương sản phẩm của Mazda tại Nhật Bản; đánh giá cao hợp tác thành công giữa Mazda và Thaco thời gian qua, Thủ tướng cho rằng, điều này đóng góp vào sự hợp tác Việt Nam - Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, ngành ô tô Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn vào khu vực ASEAN ngay đầu năm 2018 với thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước Asean giảm về 0%. Cùng với đó là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những cơ hội và thách thức lớn đối với đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo xu thế thế giới. Trong xu thế ấy, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã xuất hiện những doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư lớn, bài bản, quyết tâm, tạo ra thương hiệu và có chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng yêu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Với 22 chương trình tín dụng chính sách hiện đang phục vụ nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, 20 năm qua, NHCSXH đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo vươn lên hóa giải hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới, đó là việc làm và phát triển kinh tế.
Với 2 “chiếc gậy” chính sách là Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14 và Nghị quyết số 120/2020/NQ-QH14 của Quốc hội cùng quyết tâm hành động của Chính phủ, các cấp, các ngành và từng người dân, vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa sẽ mau chóng tiến kịp miền xuôi…
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH đã được triển khai đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng giúp các hộ vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Ngày 23/3/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Mô hình xã nông thôn mới thông minh Giao Phong (Giao Thủy-Nam Định) là một trong 9 mô hình trên cả nước vừa được Bộ trưởng Bộ NN và PTNT phê duyệt vào danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Hội Làm vườn và Nuôi ong tỉnh Hưng Yên vẫn cùng hội viên, nông dân vượt qua khó khăn, tiêu thụ được hàng nghìn tấn nhãn.