Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2016 | 7:47

Kinh tế vườn và sức lan tỏa rộng rãi

Kể từ khi thành lập đến nay (1986 - 2016), Hội Làm vườn Việt Nam luôn kiên trì và nhất quán với tôn chỉ, mục đích hoạt động: phát huy tiềm năng của kinh tế vườn, giúp nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu từ kinh tế vườn. Hiện nay, ở mỗi vùng miền, kinh tế vườn lại có cách phát triển khác nhau, nhưng đều đem lại hiệu quả thiết thực, cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.

GS. TS. Ngô Thế Dân (thứ hai từ trái sang) thăm vườn mẫu ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) . Ảnh Trà Giang.

Khôi phục và phát triển kinh tế vườn

Từ xa xưa ông bà ta đã đúc kết: “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”, nghĩa là nuôi cá trong ao hồ, làm vườn có thu nhập cao hơn làm ruộng. Vì vậy, khi mới định cư lập nghiệp ở địa điểm mới, thường đào ao sâu lấy đất tôn nền nhà, lập vườn và xây chuồng nuôi gia súc gia cầm, khái niệm kinh tế vườn được mở rộng bao gồm cả vườn, ao, chuồng, viết tắt là VAC. Đây là hệ sinh thái khép kín, có quan hệ hữu cơ với nhau, các yêu tố tác động tương hỗ thúc đẩy lẫn nhau.

Tuy nhiên, hậu quả chiến tranh tàn phá sau 30 năm và một thời bao cấp kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ruộng đất, tư liệu sản xuất  tập trung vào HTX, kinh tế VAC bị mai một. Từ năm 1986, sau khi có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị coi nông dân là đơn vị đơn vị sản xuất  tự chủ, sức sản xuất được giải phóng, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và kinh tế VAC nói riêng đã phát triển mạnh mẽ. Cũng vào thời kỳ này, các vị tiền bối trong nghề nông (như cụ Nghiêm Xuân Yêm, cụ Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp...) đã đứng ra lập Hội Làm vườn Việt Nam để tập hợp đội ngũ cán bộ về hưu tổ chức cuộc vận động “cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng trống” để góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân.

Vào thời kỳ mở cửa hội nhập trước năm 2000, Hội Làm vườn Việt Nam đã huy động được hàng trăm tỷ đồng (bình quân 7,8 tỷ đồng/năm)  của các tổ chức quốc tế như UNICEF, FAO, CIDA, Acionaid… và các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước để hỗ trợ nông dân cây - con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật… ,đồng thời đào tạo tập huấn làm VAC cho nông dân.

GS. TS. Ngô Thế Dân (thứ hai từ trái sang) thăm vườn mẫu ở  Hà Tĩnh.

Kinh tế vườn phải đặt trong tổng thể cả hệ sinh thái VAC, có như vậy kinh tế vườn mới phát triển bền vững. Phát triển kinh tế VAC phải đặt trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để sớm cán đích tiêu chí nâng cao thu nhập cho nông dân  (tiêu chí 10) và tiêu chí giảm nghèo (tiêu chí 11).” 
GS. TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam

Xuất hiện nhiều mô hình tiền tỷ

Theo báo cáo của Hội Làm vườn các tỉnh, thành phố, đến nay, khoảng 50% diện tích vườn tạp, ao hoang đã được cải tạo. Ở một số tỉnh có phong trào làm VAC giỏi,  về cơ bản không còn vườn tạp, ao hoang. Nhiều mô hình làm VAC giỏi đã xuất hiện ở các vùng:

Vùng úng trũng trồng lúa độc canh ở Đồng bằng sông Hồng thu hoạch bấp bênh, nông dân đã đào ao, vượt đất làm vườn bờ, nuôi gà, thả vịt, thả cá, nuôi ba ba...,  thu nhập tăng 3 - 4 lần so với trồng lúa. Điển hình như: Câu lạc bộ trang trại khu vực 3 huyện Gia Bình, Quế Võ, Thuận Thành (Bắc Ninh) tổng kết năm 2013 có 70 trang trại thu nhập 1 - 10 tỉ đồng/năm/trang trại, lãi ròng 250 - 500 triệu đồng/năm/trang trại.

Vùng cát trắng (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận) tưởng như không thể trồng được cây gì giá trị, nông dân cũng đào ao, thả cá, lấy nước tưới cây, phát triển chăn nuôi lấy phân hữu cơ cải tạo đất để trồng thanh long, chanh, xoài, thu nhập 40 - 50 triệu đồng/hộ/năm.

Vùng đất đồi gò trước đây là cây bụi hoặc đất trống đồi trọc, nông dân cũng áp dụng mô hình làm VAC, phát triển chăn nuôi lấy phân cải tạo đất, trồng bưởi, cam, quýt, có thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha/năm như  trang trại của ông Nguyễn Đăng Khánh ở xã Thành Tiến, huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa). Từ 4ha đất trồng mía năm 2010, đến nay chuyển sang trồng hơn 2ha thanh long ruột đỏ giống Long Định 1, mỗi năm thu hoạch được 45 tấn quả, đạt doanh thu 900 triệu đồng, lãi 400 triệu đồng. Năm 2014- 2015, gia đình ông Khánh trồng thêm 1 ha bưởi, gồm 200 cây bưởi da xanh, 700 cây bưởi đỏ Hòa Bình. Đồng thời, năm 2015, gia đình ông đầu tư 800 triệu đồng làm chuồng trại có hầm biogas 70m3, nuôi 26 con lợn sinh sản giống ngoại hướng nạc và 100 con lợn thịt, bước đầu thu lãi 50 triệu đồng/năm.

Ở các tỉnh phía Nam, hoạt động của Hội Làm vườn phần lớn tập trung vào phát triển các vườn chuyên canh, cây ăn trái đặc sản. Ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An…, Hội Làm vườn tỉnh, huyện đều vận động phát triển trồng thanh long theo quy trình GAP để xuất khẩu. Nhiều gia đình thu trên 500 - 600 triệu đồng/ha/năm. Tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…, Hội Làm vườn tỉnh xây dựng các mô hình chuyên canh: bưởi da xanh, bưởi Năm Roi và một số cây đặc thù vùng nhiệt đới như chôm chôm, măng cụt... Ở những gia đình đăng ký làm theo chương trình GAP, sản phẩm đã được tiêu thụ toàn bộ, thu nhập đạt 600 - 700 triệu đồng/ha/năm. Tại Đồng Tháp, Hội Làm vườn tỉnh xây dưng mô hình sản xuất xoài theo quy trình GAP trên quy mô HTX. HTX trồng xoài Mỹ Xương chia làm nhiều đội chuyên trách như đội làm giống, đội trồng và chăm sóc đốn tỉa, tạo tán, bao trái, thu hoạch và đội lo sơ chế đóng gói, tiêu thụ. Ngoài thu mua của các hộ hội viên, HTX còn bao tiêu xoài cho tất cả hộ dân trồng xoài trong huyện.

Tuy nhiên, phong trào làm kinh tế vườn vẫn còn nhiều tồn tại như sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, năng suất thấp, giá thành cao, sản phẩm chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phong trào làm VAC không đồng đều, ở đâu lãnh đạo Đảng và chính quyền quan tâm thì phát triển.

Hướng phát triển bền vững

Vận động phát triển kinh tế VAC trong giai đoạn hiện nay có nhiều thuận lợi hơn trước đây, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, nhiều tiến bộ kỹ thuật có thể ứng dụng  hiệu quả vào sản xuất, đầu ra cho sản phẩm được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện. Vì thế, phát triển kinh tế vườn không còn là điều quá cao xa, tuy nhiên, phát triển như thế nào, có bền vững hay không lại là câu chuyện dài.

Trong 30 năm qua, Hội Làm vườn Việt Nam đã từng bước “nâng tầm”mô hình kinh tế VAC phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Phong trào phát triển kinh tế VAC do Hội Làm vườn Việt Nam xây dựng và vận động đã có đóng góp quan trọng, giúp tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác ở nước ta tăng từ 54,6 triệu đồng/ha (trồng trọt), 103,8 triệu đồng/ha (nuôi trồng thủy sản) năm 2010 lên 82,5 triệu đồng/ha và 183,8 triệu đồng/ha vào năm 2015. Ở nhiều vùng thuần nông, thu nhập từ làm VAC đã trở thành nguồn thu nhập chính, chiếm 60-70% thu nhập hàng năm của hộ gia đình.

Theo đó, kinh tế vườn phải đặt trong tổng thể cả hệ sinh thái VAC, có như vậy kinh tế vườn mới phát triển bền vững. Phát triển kinh tế VAC phải đặt trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để sớm cán đích tiêu chí nâng cao thu nhập cho nông dân  (tiêu chí 10) và tiêu chí giảm nghèo (tiêu chí 11).

Kinh tế VAC cũng cần phải phát triển ở quy mô hộ, quy mô trang trại theo hướng nông nghiệp hữu cơ thâm canh, tiến đến chuyên canh một số loại cây chủ lực và tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đa dạng các loại hình làm vườn như vườn chậu, vườn trồng trên giá thể, vườn giàn trên cao (sân thượng) để tự cấp rau sạch cho gia đình, mặc dù diện tích trần chỉ khoảng 100m2.

Trên thực tế, ở một số địa phương vẫn còn vườn tạp, vườn đa canh kiểu tự cấp tự túc, quanh năm cho thu hoạch, mùa nào thức đó, một số nơi chặt phá hết cây cũ ở vườn tạp trồng mới cây ăn quả giống mới. Theo kinh nghiệm ở Sơn La, mỗi địa phương chọn 2 - 3 loại cây phù hợp, có hiệu quả, thực hiện ghép cải tạo (ví dụ ghép cải tạo đoạn cành nhãn cho cây nhãn già, chất lượng kém, sau 2 năm đã cho thu hoạch quả).

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật cần thiết để VAC đạt năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Như kinh nghiệm làm vườn mẫu ở Hà Tĩnh có quy hoạch bố trí sắp xếp lại vị trí các khu vườn, ao, chuồng (nhà ủ phân, lắp đặt thiết bị tưới tiêu, xây hầm biogas và sử dụng chế phẩm sinh học khử mùi hôi thối bảo đảm sản xuất ra sản phẩm an toàn thực phẩm).

Lập câu lạc bộ hoặc hợp tác xã VAC theo Luật HTX mới, HTX chỉ lo 3 khâu chính: Thống nhất quy trình, tiêu chuẩn chất lượng; Kiểm tra chất lượng thu gom; Tiêu thụ hết sản phẩm cho các hộ gia đình.

Bên cạnh đó, người làm kinh tế vườn phải có kiến thức công nghệ thông tin, biết truy cập internet để quảng bá sản phẩm, tìm thị trường, nắm bắt tiến bộ kỹ thuật và có khả năng tổ chức du lịch sinh thái ngay trên vườn nhà mình.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vườn ngày một cao, yêu cầu chất lượng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ, nghiêm ngặt, nếu nông dân, hội viên tích cực thay đổi tư duy làm kinh tế vườn, chắc chắn nó sẽ giúp thay đổi cuộc sống: giàu có và hạnh phúc hơn. Hiểu rõ điều đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Hội Làm vườn Việt Nam sẽ là những tổ chức luôn đồng hành với  nhà vườn trong phát triển kinh tế VAC bền vững.

GS. TS. Ngô Thế Dân

Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top