Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 7 năm 2016 | 1:39

Loay hoay với bài toán tái cơ cấu ở Vinafood 2

Sau nhiều năm được o bế, nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước rơi vào làm ăn thua lỗ triền miên, để thất thoát lượng vốn khổng lồ của Nhà nước. Để cứu các doan nghiệp nhà nước trước bài toán hội nhập, nhiều chiến lược lớn được hoạch định, trong đó biện pháp cổ phần hóa được kỳ vọng là cứu cánh hàng đầu, nếu không doanh nghiệp sẽ ngày càng lún sâu vào khủng hoảng. Tuy thế, việc cổ phần hóa có vẻ không phải ở đâu cũng thuận lợi, bởi có những doanh nghiệp đi vào cổ phần hóa thì càng rối, ánh sáng dường như vẫn chưa xuất hiện cuối đường hầm.

Theo lộ trình, giai đoạn 2011-2015 cả nước phải sắp xếp, cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước. Riêng trong năm 2015 phải hoàn thành cổ phần hóa 285 doanh nghiệp. Thế nhưng đến cuối năm vừa rồi, vẫn còn khoảng 100 doanh nghiệp chưa thực hiện cổ phần hóa, do nhiều nguyên nhân.

>> Vinafoof 2 - "Phóng tay đốt nhà táng"

Loay hoay với bài toán tái cơ cấu

Ngày 20/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ trên 65% vốn điều lệ của Vinafood 2. Cùng với cổ phần hóa, Vinafood 2 phải thực hiện thoái vốn tại 5 doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Tô Châu, Lương thực Quảng Ngãi, Hoàn Mỹ, Lương thực Đà Nẵng, Nông sản thực phẩm An Giang.


Vinafood 2 thực hiện cổ phần hóa khi những sai phạm cũ tại Tổng Công ty này chưa được xử lý triệt để. (Ảnh internet)

Tuy nhiên, theo phản ánh của báo Đầu tư, Vinafood 2 thực hiện thoái vốn khỏi 5 công ty nói trên và thực hiện cổ phần hóa, trong khi sai phạm chồng chất tại Tổng Công ty này thời gian qua vẫn chưa được xử lý.

Vinafood 2 gần như là doanh nghiệp độc quyền trong xuất khẩu gạo, hưởng rất nhiều ưu đãi của Chính phủ song cũng là doanh nghiệp bị nhiều kêu ca, phàn nàn. Đặc biệt, do quản lý yếu kém, Tổng Công ty đã làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng vốn nhà nước. Đáng tiếc, cho đến nay, những sai phạm này vẫn chưa được xử lý.

Trước đó, báo cáo kiểm soát viên của Vinafood 2 bị rò rỉ cho thấy, trong tổng số 44 công ty thành viên (14 đơn vị trực và 30 đơn vị liên kết, công ty TNHN) thì có tới 19 đơn vị thua lỗ chỉ trong 9 tháng đầu năm 2013. Số tiền thua lỗ và nợ khó đòi của các đơn vị lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều đơn vị đứng trước bờ vực phá sản, đồng nghĩa với hàng trăm tỷ đồng vốn nhà nước có nguy cơ bị “bốc hơi”.

Một vụ lùm xùm xảy ra hồi đầu năm nay, theo báo Tuổi trẻ, trong khi các thủ tục cho thuê, bán tài sản vẫn chưa hoàn tất, Tổng Công ty Lương thực miền Nam đã giao nhà máy cho Công ty CP Vĩnh Hoàn khai thác...

Theo tìm hiểu, nhà máy này được xây dựng trên diện tích 53.300m2, công suất thiết kế 12.000 tấn thành phẩm/năm, kho lạnh có sức chứa 2.000 tấn, vốn đầu tư được phê duyệt hơn 263 tỉ đồng, do Công ty NSTP Tiền Giang - công ty con của Vinafood 2 - quản lý. Tháng 5/2014, khi đang trong giai đoạn lắp đặt thiết bị và nghiệm thu, Công ty CP Vĩnh Hoàn đàm phán mua lại nhà máy.

Tuy nhiên sau hơn một năm giao nhà máy cho Công ty CP Vĩnh Hoàn khai thác, giữa Công ty NSTP Tiền Giang và Công ty CP Vĩnh Hoàn vẫn chưa hề có hợp đồng bán hoặc cho thuê nên phía chủ đầu tư không có căn cứ pháp lý thu tiền.

Chưa hết, Công ty CP Vĩnh Hoàn cũng được Vinafood 2 giao vùng nuôi cá cồn Đông Giang rộng khoảng 16.000m2 (xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Trong văn bản ký ngày 9/3/2015, Vinafood 2 giao cho Công ty NSTP Tiền Giang ký hợp đồng cho thuê. Chỉ một tuần sau đó, ngày 16/3/2015, Công ty NSTP Tiền Giang đã vội bàn giao cho Vĩnh Hoàn vùng nuôi cá này. Điều ngạc nhiên là đến tháng 3 năm nay, sau hơn một năm Vĩnh Hoàn đưa vào khai thác vùng nuôi, hai bên chưa ký kết hợp đồng.

Thiếu cơ sở pháp lý để hoán đổi tài sản

Cũng theo báo Tuổi trẻ, Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 26/11/2015, Bộ Tài chính cho biết Vinafood 2 tiến hành tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh theo hướng thoái vốn ra khỏi lĩnh vực thủy sản do không có hiệu quả, trong đó có nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản Cổ Lịch.


Công nhân Công ty CP Vĩnh Hoàn sản xuất trong nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản Cổ Lịch - thuộc sở hữu của Vinafood 2 – (Ảnh: V.Tr).

Nhà máy này được định giá là 204,6 tỉ đồng. Nhưng Vinafood 2 đưa ra bán đấu giá 2 lần đều không có người tham gia mua. Trong khi đó, Công ty CP Vĩnh Hoàn đồng ý mua lại nhà máy CBTS Cổ Lịch với phương thức hoán đổi tài sản của Công ty này, cụ thể là nhà máy chế biến lương thực Vĩnh Hoàn 2. Do đó, Vinafood 2 đề nghị được giữ lại tiền bán nhà máy thủy sản để mua nhà máy chế biến gạo, theo hình thức hoán đổi.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc hoán đổi thực chất là mua bán tài sản theo hình thức chỉ định, nên phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho Vinafood 2 bán tài sản theo hình thức chỉ định với giá thị trường.

Ngày 28/12/2015, Bộ KH-ĐT có văn bản cho rằng việc nhượng bán tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện đấu giá, nhưng thừa nhận chưa có quy định xử lý tài sản trong trường hợp đấu giá công khai hai lần mà không thành công. Trong khi đó, Bộ KH-ĐT cũng không đồng ý cho Vinafood 2 mua lại nhà máy của Vĩnh Hoàn theo hình thức chỉ định, do không thuộc diện được áp dụng phương thức này.

Tuy nhiên sau đó, Công ty CP Vĩnh Hoàn tiếp tục khai thác nhà máy CBTS Cổ Lịch và vùng nuôi cá cồn Đông Giang, với lý do chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện.

Bản chất độc quyền không thay đổi

Theo bài đăng trên báo Đất Việt cuối năm 2014, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại tỏ ra không mấy lạc quan, và cho rằng việc cổ phần hóa không ảnh hưởng gì đến vị thế độc quyền trong xuất khẩu gạo với rất nhiều ưu đãi của Vinafood 2. Những doanh nghiệp tư nhân kinh doanh gạo thực thụ vẫn rất khó chen chân được vào Vinafood 2.

"Cổ phần hóa mà Nhà nước vẫn giữ trên 65% vốn điều lệ thì Vinafood 2 vẫn là của Nhà nước, vẫn là công ty lớn độc quyền xuất khẩu gạo. Khoảng 35% vốn điều lệ còn lại, các cổ đông chiến lược đã chiếm vài chục phần trăm, còn cổ đông đại chúng, những nhà đầu tư nhỏ lẻ giỏi lắm chỉ được 5-10%", ông Nam nói.

Đồng quan điểm với ông Nam, PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó Trưởng khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ cũng cho rằng, việc cổ phần hóa Vinafood 2 dù có tiến bộ chút đỉnh nhưng có lẽ cũng không làm thay đổi gì nhiều. "Cổ phần hóa chỉ giúp cải thiện trong nội bộ Vinafood 2 mà thôi, tức có thể hy vọng rằng nó cải thiện chính sách và phương án kinh doanh của Vinafood 2".


Dù thực hiện cổ phần hóa nhưng Vinafood 2 cơ bản vẫn là công ty lớn độc quyền xuất khẩu gạo. (Ảnh internet)

Về việc các doanh nghiệp khác có thể nắm giữ cổ phần của một trong những công ty lương thực lớn nhất Việt Nam, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, nếu có thì rất ít, nó tùy thuộc vào chính sách cổ phần hóa của Nhà nước như thế nào, quy định sòng phẳng tất cả mọi người đều có quyền mua cổ phần như nhau hay lại giới hạn đối tượng mua.

Tuy nhiên, PGS Đệ cũng kỳ vọng, chính sách kinh doanh của Vinafood 2 sẽ thay đổi theo hướng sòng phẳng và đúng nghĩa hơn, bởi nó có sự tham gia đóng góp của các cổ đông ngoài Nhà nước.

Xử lý nghiêm đơn vị, cá nhân sai phạm

Ngày 2/2/2016, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát đối với Vinafood 2, đồng thời “xử lý nghiêm đơn vị, cá nhân có sai phạm, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong xử lý tài sản, đất đai, tài chính tại Tổng Công ty và các đơn vị thành viên”.

Trước đó, theo báo cáo giám sát tài chính đến cuối năm 2015, Vinafood 2 cho biết đã lỗ lũy kế 948 tỉ đồng, chưa kể số nợ tồn đọng phải thu là 653 tỉ đồng.

Cũng trong báo cáo, lãnh đạo Vinafood 2 thừa nhận rằng “dù đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, khởi kiện ra tòa án và phối hợp với cơ quan thi hành án, cơ quan điều tra để xử lý thu hồi nợ, tuy nhiên kết quả đạt được rất hạn chế”.

Ánh Sáng/Xây dựng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top