Với giá 6.400 đồng/kg đối với lúa tươi, bình quân mỗi hécta lúa, nông dân Cần Thơ lãi từ 40-50 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ lợi nhuận đạt gần 50%.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Đến đầu tháng 4, nông dân thành phố Cần Thơ đã thu hoạch dứt điểm diện tích lúa Đông Xuân 2020-2021 với kết quả được mùa, được giá, nông dân đạt lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.
Bình quân mỗi hécta lúa, nông dân Cần Thơ lãi từ 40-50 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ lợi nhuận đạt gần 50%.
Toàn thành phố đã thu hoạch dứt điểm 77.171ha, vượt 1% so với kế hoạch, năng suất bình quân đạt 75,4 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ 3,27 tạ/ha, sản lượng ước đạt 582.106 tấn, vượt 6% so với kế hoạch.
Vụ lúa Đông Xuân năm nay nông dân Cần Thơ bán được giá rất cao, bình quân là 6.400 đồng/kg đối với lúa tươi, tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 21 đến 31%, tương đương với giá trị từ 1.362 đồng đến 2.037 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Văn Sử, có được kết quả trên là nhờ ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ đã tập trung hướng dẫn nông dân và các địa phương bố trí mùa vụ hợp lý, nông dân xuống giống sớm, tập trung và đồng loạt.
Về cơ cấu giống, ngành nông nghiệp đã khuyến khích nông dân sản xuất các loại giống lúa thơm, lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao để bán được giá với tỷ lệ sử dụng các giống này đạt 97% diện tích.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ cho việc xuất khẩu, vụ lúa Đông Xuân này nông dân Cần Thơ đã sử dụng phổ biến giống cấp xác nhận để gieo cấy, đẩy mạnh việc áp dụng các các giải pháp kỹ thuật vào đồng ruộng như ứng dụng mô hình "3 giảm-3 tăng," "1 phải-5 giảm," hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân bón, sạ thưa để tiết kiệm giống.
Mặt khác, trong vụ lúa Đông Xuân này, mô hình cánh đồng lớn gắn với việc liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân được thực hiện đạt gần 70% diện tích, giúp nông dân tiêu thụ lúa ổn định, hiệu quả.
Từ những thắng lợi ngoài mong đợi của vụ lúa Đông Xuân, nông dân ngoại thành Cần Thơ đang khẩn trương xuống giống ngay vụ lúa Hè Thu 2021 với hy vọng tiếp tục sản xuất trúng mùa, trúng giá và thu được lợi nhuận cao.
Đến đầu tháng 4, diện tích xuống giống lúa Hè Thu trên toàn thành phố đạt 48.000 ha, đạt 66% kế hoạch. Theo dự báo của ngành nông nghiệp, vụ lúa Hè Thu năm nay ở Cần Thơ không bị ảnh hưởng nặng nề của tình hình khô hạn và xâm nhập mặn, giá lúa Hè Thu tiếp tục được giữ ở mức cao.
Tuy nhiên, lo lắng lớn nhất của bà con nông dân hiện nay là giá phân bón, vật tư nông nghiệp tăng cao sẽ làm cho chi phí sản xuất vụ này tăng cao hơn các năm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…