Mô hình dưa lưới đầu tiên thành công trên đất Can Lộc - Hà Tĩnh
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đầu tiên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được triển khai thành công trên địa bàn huyện Can Lộc mở ra hướng đi mới cho người dân.
Đầu năm 2019, sau khi huyện Can Lộc mua lại hệ thống nhà lưới của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện đã đầu tư thêm 300 triệu đồng trang bị đầy đủ các thiết bị phụ trợ, cùng hệ thống phun tưới tự động cho hơn 1.000 m2 nhà lưới để trồng dưa lưới.
Mô hình dưa lưới đầu tiên thành công trên đất Can Lộc - Hà Tĩnh
Mỗi cây dưa được trồng trong một bầu giá thể tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Hệ thống tưới bao gồm bể chứa, bể lắng lọc, hệ thống tiêm hóa chất để bón phân, thiết bị hẹn giờ và các ống nhánh có nhiều lỗ nhỏ li ti, khoảng cách đều. Nước được tưới trực tiếp vào vùng rễ ở mức vừa đủ, tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.
Đây là mô hình trồng dưa lưới đầu tiên tại xã Thiên Lộc (Can Lộc), đầu tư bài bản, áp dụng các quy trình kỹ thuật cao. Hiện tại mô hình đang có hơn 2.900 cây đậu quả, dự kiến vài ngày nữa sẽ cho thu hoạch, bình quân mỗi quả nặng 1,4 kg, bán với giá 60.000 – 70.000 đồng.
Theo ông Phan Đình Thắng, Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc cho biết: “Cây dưa lưới khó tính hơn so với các giống dưa hấu, dưa lê nên cần chăm sóc tỉ mĩ, nhất là phải biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Tuy nhiên, việc áp dụng trồng dưa lưới trong nhà màng vừa giúp chắn mưa, vừa ngăn côn trùng xâm nhập, giúp giảm chi phí sản xuất, giúp kiểm soát được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng của chúng trong sản phẩm. Dưa có vị thơm, ngọt nên được nhiều người ưa chuộng.
Đặc biệt, loại bỏ được 90% yếu tố mùa vụ, tạo điều kiện canh tác cây trái vụ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, không phụ thuộc vào thời tiết do có hệ thống điều chỉnh khí hậu”.
Từ thành công bước đầu của dự án có thể khẳng định, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng phù hợp với đất Thiên Lộc, Can Lộc, cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện, Trung tâm đang tiếp tục nghiên cứu để làm truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, đồng thời, đề xuất giải pháp hỗ trợ, khuyến khích để các hộ dân có điều kiện nhân rộng mô hình này không chỉ đối với dưa lưới mà kể cả các loại rau màu khác trồng trong nhà màng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.