Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 26 tháng 12 năm 2020 | 11:53

Ngày mới ở Thượng Hà

Thượng Hà là xã khó khăn của huyện Bảo Yên, Lào Cai. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, kinh tế - xã hội ở Thượng Hà đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, đời sống của đại bộ phận đồng bào đã được cải thiện rõ rệt.

01.JPG
Thượng Hà phát triển nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được xã xác định là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong chương trình xây dựng NTM, Ban Chỉ đạo xã đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể đặc biệt là cán bộ khuyến nông triển khai thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bằng các loại giống lúa, ngô, cây con giống chất lượng cao.

Về sản xuất cây trồng, diện tích cây lúa nước vụ Xuân là 156ha. Đã thu hoạch, năng suất đạt 54,72 tạ/ha, sản lượng đạt 1.877 tấn; diện tích cây lúa nước vụ Mùa là 187 ha. Hiện nay, bà con đã cấy 100% diện tích; diện tích cây ngô 370 ha;…

Tổng diện tích cây ăn quả của xã có 45 ha, trong đó 25,9 ha diện tích cây ăn quả lâu năm như: Xoài, nhãn, vải, bưởi, táo, cam... được trồng giải rác ở các hộ gia đình; duy trì 9,1 ha cây chanh leo. UBND xã tiếp tục tuyền truyền nhân dân cải tạo vườn cây ăn quả nhằm nâng cao giá trị, đồng thời tiếp tục duy trì, chăm sóc cây bưởi diễn tại bản 7 Mai Đào, bản 1 và bản 3 Vài Siêu.

Về chăn nuôi, năm 2020, duy trì 12 hộ trang trại trên địa bàn xã; tốc độ phát triển của đàn gia súc, gia cầm không ổn định (theo hướng giảm đàn gia súc và tăng đàn gia cầm, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi) cụ thể: đàn trâu 574 con, đàn bò 46 con, đàn lợn 1.296 con, đàn gia cầm 33.129 con; diện tích ao, hồ nuôi cá là 33 ha, trong năm thu hoạch 118 tấn cá các loại; Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân đầu tư nguồn vốn nuôi cá lồng bản 6 Vài Siêu với 180 lồng.

Xã đã làm tốt công tác quản lý và bảo vệ 3.671,49 ha rừng hiện có. Đồng thời,  thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa bàn xã bằng cách duy trì mối quan hệ phối hợp giữa 3 lực lượng, có trang bị thiết thực phục vụ công tác PCCR như: Quần áo, ủng, dao phát, bình tông… Vận động nhân dân bỏ vốn trồng 145 ha rừng đạt 100% kế hoạch (chủ yếu là trồng quế); tỷ lệ che phủ rừng đạt 56,9%.

Hoàn thành chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2019 cho 126 hộ, với tổng diện tích 741,81 ha, tổng số tiền 356.068.800 đồng.

Năm 2019, xã có 1.304 hộ/5.905 khẩu, có 258 hộ nghèo (chiếm 19%), 231 hộ cận nghèo (chiếm 17%). Năm 2020, dự kiến giảm 45 hộ nghèo.

Thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 85,7%

Hệ thống điện nông thôn trên địa bàn xã trong thời gian qua luôn được quan tâm đầu tư, đến nay toàn xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 85,7%. Số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 1.210 hộ).

 

02.JPG
Mô hình dưa lưới công nghệ cao ở Thượng Hà.

 

Xã phối hợp với ngành điện lực để nâng chất lượng phục vụ và an toàn khi sử dụng điện, tuy nhiên chưa đạt, tiếp tục phấn đấu năm 2021.

Ông Nguyễn Trọng Lượng, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên cho biết: "Cuộc sống của hàng trăm hộ dân trong xã gặp nhiều khó khăn vì chưa có điện lưới quốc gia. Không điện đồng nghĩa với thiếu thông tin, sản xuất bị kìm hãm, đời sống tinh thần bị giảm".

Trong những năm qua, công tác triển khai, phát triển điện lưới quốc gia đến các thôn bản trên địa bàn huyện được ngành Điện lực đặc biệt quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay do khó khăn về nguồn vốn đầu tư, giao thông đi lại khó khăn, các hộ dân sống thưa thớt, vì vậy còn có một số thôn đặc biệt khó khăn đang phải kéo điện xa hoặc chưa có điện. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai, đến hết năm 2020, 100% các thôn bản trên địa bàn sẽ được kéo điện lưới quốc gia, vì vậy huyện Bảo Yên cũng sẽ quyết tâm đưa điện lưới quốc gia phủ khắp các thôn bản. 

Giao thông nông thôn được cải thiện

Xã Thượng Hà đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động gắn với việc phát động phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn nên đã làm thay đổi nhận thức và hành động của người dân. Đặc biệt, qua các buổi tuyên truyền, người dân đã tự nguyện di chuyển công trình, hoa màu, hiến đất để giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền mặt, cát sỏi, ngày công lao động… để thi công các tuyến đường. Bên cạnh việc tích cực tham gia thi công các tuyến đường người dân còn trực tiếp kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, khai thác và bảo dưỡng các công trình sau đầu tư, do đó chất lượng công trình được nâng cao, hiệu quả khai thác từng bước được nâng lên. Công tác duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư  thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời duy tu, sửa chữa để các công trình hoạt động hiệu quả.

Toàn xã có tổng số 126,4 km đường giao thông nông thôn; đã thực hiện đổ BTXM được 35,1 km, đạt 31%; cấp phối là 16,6 km, rải nhựa là 16,7 km; nền đất là 58 km; như vậy tỷ lệ cứng hóa là 45,6%, chưa đạt Tiêu chí.

Tích cực hoàn thành các tiêu chí

Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn xã đã đạt được 10/19 tiêu chí.

Năm 2021, phấn đấu bản 4 Mai Đào hoàn thành thôn nông thôn mới. Các thôn bản còn lại, mỗi thôn phấn đấu hoàn thành từ 2 tiêu chí trở lên. Nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn xã.

Tập trung thực hiện các mô hình như: Trồng lúa chất lượng cao, trồng rau an toàn, trồng cây ăn quả (bưởi diễn, chanh leo,…); chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, đồng thời duy trì 11 mô hình trang trại, 01 HTX.

Triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi gà ri lai thương phẩm theo CT 135 theo quy định giúp nhân dân nhanh chóng thoát nghèo.

Đẩy mạnh hình thức sản liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của người nông dân ổn định, thu nhập được nâng lên.

 

03.JPG
Gieo mạ ở bản 7 Mai Đào

 

Ngoài ra, cần phát huy vai trò Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hướng dẫn tổ chức họp dân, công nhận các danh hiện văn hóa; thường xuyên phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp trong công tác tuyên truyền, vận động; nêu cao tinh thần ý thức tự giác của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng, tạo cơ chế quản lý đồng bộ để phong trào phát triển bền vững.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện vệ sinh môi trường, từng bước xóa bỏ các thủ tục lạc hậu.

Tiếp tục chỉ đạo đồng bộ 14/14 thôn bản thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung thực hiện 6 phong trào thi đua năm 2021 trên địa bàn xã, đó là: Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; Xây dựng đường GTNT gắn với duy tu bảo dưỡng; Cải tạo vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc; Giữ gìn an ninh trật tự xã hội nông thôn; Toàn dân góp công hiến kế xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên, xã cần được cấp kinh phí kịp thời để hỗ trợ trực tiếp cho chương trình như: Làm đường giao thông từ trung tâm xã đến các bản còn lại; BTXM các tuyến nội thôn, nội đồng, xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng nhà văn hóa xã xây dựng theo quy hoạch khu vực trung tâm xã.

Đề nghị điện lực hạ thêm 02 trạm biến áp tại bản 7 Mai Đào và 6 Vài Siêu, phục vụ cho 109 hộ dân.

Đề nghị Huyện, Tỉnh bố trí nguồn kinh phí để BCĐ, BQL xã, Ban phát triển thôn, tổ chức đi thăm quan các mô hình xây dựng NTM.

 

 

 

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top