Sáng ngày 2/12, Sở Công Thương Nghệ An tham dự Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh và 25 tỉnh, thành trong cả nước. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên từ năm 2012 đến nay do Bộ Công Thương phối hợp TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Đỗ Thắng Hải cho biết, Hội nghị này là hoạt động thường niên trong 10 năm trở lại đây có ý nghĩa thiết thực trong việc chủ động tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo cung - cầu của thị trường, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa, bình ổn thị trường. Đặc biệt, đúng dịp cuối năm và phục vụ Tết Nguyên đán.
Hội nghị đã thu hút 500 gian hàng tham gia trực tiếp của 28 tỉnh, thành; ngoài ra có 20 tỉnh, thành tham gia triển lãm 92 gian hàng thực tế ảo; 4 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee; 7 nhà phân phối sản phẩm hàng hóa lớn như Co.opmart, Bách hóa xanh, Aeon, Big C…
Trong đó, Nghệ An có 7 doanh nghiệp tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm như cam Vinh, dược liệu Pù Mát, giò bê,... tại TP Hồ Chí Minh; 15 doanh nghiệp tham gia kết nối qua kênh trực tuyến.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ cho biết, hiện nay sản phẩm hàng hóa của tỉnh Nghệ An, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, đảm bảo yêu cầu về hình thức, mẫu mã, chất lượng đủ điều kiện để lưu thông ra thị trường.
Hiện, đã có 71 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và trên 200 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận, một số sản phẩm đảm bảo quy mô sản xuất, sản lượng cung ứng để vào các chuỗi phân phối hàng hóa trong nước.
Đó là: Cam đạt khoảng 60.000 tấn/năm; chè công nghiệp đạt 80.000 tấn/năm; thịt lợn khoảng 137.000 tấn/năm; thịt gia cầm 82.000 tấn/năm. Với hệ thống trên 400 kho bảo quản đông lạnh và khả năng đánh bắt của hệ thống tàu cá địa phương, hàng năm có khả năng cung ứng khoảng 240.000 tấn thủy, hải sản các loại.
Ngoài ra, Nghệ An có rất nhiều đặc sản địa phương, sản phẩm dược liệu như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, dược liệu Pù Mát, chè hoa vàng,… có thể tiếp cận với thị trường phía Nam
Thông qua chương trình hợp tác TP.HCM đã tích cực hỗ trợ các tỉnh, trong đó có Nghệ An, góp phần thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa tạo sự liên kết phát triển kinh tế trong toàn vùng.
Đồng thời, nhằm bảo đảm hiệu quả kết nối, phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành, hoạt động kết nối năm nay tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để các đơn vị cung ứng, phân phối hàng hóa tổ chức trưng bày, triển lãm giới thiệu hàng hóa, ký kết với đối tác trên website www.ketnoicungcau.vn và các gian hàng triển lãm thực tế ảo.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…