Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2016 | 10:20

Nghề đào trùn biển

Nghề đào trùn biển (hay còn gọi là sá sùng) ở đầm Đề Gi đã và đang tạo ra một nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân trên khu vực đầm Đề Gi thuộc địa bàn 2 xã Cát Minh và Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Ông Nguyễn Hồng Hà ở khu vực đầm Đề Gi thuộc xã Cát Minh cho biết, trùn biển thường sống trong lớp đất cát ven biển, khi thủy triều rút đi thì trên nền cát xuất hiện những dấu vết bò của trùn biển. Vì vậy, để bắt được trùn biển thì đa phần những thợ săn phải đi từ sáng sớm để bắt, chứ nếu đi muộn thì thủy triều lên xóa dấu vết di chuyển của trùn biển thì khó mà lần ra chỗ ở của chúng. “Muốn tóm được trùn biển, người bắt phải dùng cuốc đào cách hang khoảng 10cm để khỏi cắt đứt trùn biển và bập xuống đất cuốc nào ra cuốc nấy. Nếu nhát thứ nhất hoặc thứ hai mà không thấy thì bỏ hang này đi đào hang khác bởi lúc đó trùn biển phát hiện và chui sâu xuống cát, nếu tiếp tục chỉ uổng công”, ông Hà chia sẻ.

Dụng cụ người dân mang theo để săn trùn khá đơn giản gồm mai đào đất hoặc cái cuốc làm bằng sắt, cán bằng gỗ

Theo quan sát của phóng viên, người dân đào trùn thường chăm chú nhìn trên nền cát đã rút của thủy triều và thỉnh thoảng cúi xuống đào bới liên tục. Khi họ ngẩng lên thì một chú trùn biển màu đỏ hoe đã nằm im trong giỏ. Ông Lê Khánh Minh, ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát cho hay, mùa săn trùn biển chính trên đầm Đề Gi thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Dụng cụ người dân mang theo để săn trùn khá đơn giản gồm mai đào đất hoặc cái cuốc làm bằng sắt, cán bằng gỗ, nặng chưa tới 1kg, một cái giỏ để đựng trùn biển và cái đèn pin đội trên đầu nếu trời còn chưa sáng. “Tuy nghề săn trùn biển này là khá vất vả nhưng được cái thu nhập cũng khá cao. Chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ, vợ chồng tôi đào được hơn 5kg trùn biển, kiếm được hơn 200.000 đồng. Các tỉnh thành phía Nam, thậm chí cả miền Tây cũng về lấy mối để bán cho các nhà hàng. Hiện nay, thực khách thích ăn món này lắm. Nhờ có đầm Đề Gi này mà nhà tôi có tiền trang trải cho cuộc sống, lo cho con ăn học”, ông Minh nói.

Chiến lợi phẩm sau 3 tiếng đồng hồ ông Minh đào bắt trùn biển

Hiện nay, giá trùn biển từ 40.000 đồng/kg loại nhỏ đến 50.000 đồng/kg loại lớn; sau khi sơ chế, nhà hàng bán với giá 200.000 đồng/kg; còn nếu xuất khẩu sang Trung Quốc thì bán với giá dao động từ 1-1,5 triệu đồng/kg khô. Trong điều kiện đánh bắt thủy sản gặp khó khăn, một người hành nghề đào trùn biển bình thường, mỗi ngày có thể đào 5-6kg, thu nhập không dưới 300.000 đồng. Vì vậy, hiện nghề đào trùn biển đang tạo ra một nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân.

Anh Thi

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top