Mặc mưa lớn nhưng nhiều người dân Hà Nội vẫn đội mưa tới mua nhãn và các sản phẩm sạch trong ngày đầu diễn ra “Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018” vào sáng 21/7, tại Big C Thăng Long (Hà Nội).
Hiện, tỉnh Sơn La có gần 13.000ha Nhãn, riêng huyện Sông Mã có tới hơn 6.000ha, trong đó 70% diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đây là sự kiện nhằm quảng bá, kích cầu, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản an toàn của tỉnh Sơn La, trong đó Nhãn là sản phẩm chủ lực. Các mặt hàng được giới thiệu tại đây đều là những sản phẩm an toàn đạt Chứng nhận VietGAP, GobalGAP như: Nhãn, xoài, bơ sáp, chuối tây Mộc Châu, bí xanh Mộc Châu…
Ngày đầu diễn ra “Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018” tại Hà Nội người dân đã tìm đến mua nhãn.
Ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La cho biết, nhằm đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch, nông sản an toàn, đến nay, tỉnh Sơn La đang duy trì được 15 chuỗi sản xuất Nhãn an toàn, sản lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap khoảng 5.000 tấn, trong đó 1.500 tấn được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường Úc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN...
Nhãn là một trong 9 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu. Bằng diện thoại thông minh khách hàng có thể truy xuât nguồn gốc trước khi quyết định mua.
“Tỉnh Sơn La hy vọng qua hệ thống của Big C sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La nói chung và sản phẩm Nhãn nói riêng sẽ được nhiều người dùng trong nước và nước ngoài biết đến. Qua đó thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu giúp bà con nhân dân có thu nhập kinh tế, ổn định đời sống nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La”, ông Thuận nhấn mạnh.
Cùng với nhãn, nhiều sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La cũng được khách hàng tìm mua.
Được biêt, năm 2017, Sơn La có 9 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu gồm: Nhãn Sông Mã; Cà phê Sơn La; Cam Phù Yên; Xoài tròn - Yên Châu; Chè Shan tuyết - Mộc Châu; Rau an toàn Mộc Châu; Chè Olong Mộc Châu; Chè Tà Xùa; Mật Ong Sơn La. Năm 2018, tỉnh này tiếp tục xây dựng, phát triển thương hiệu cho nhiều sản phẩm khác.
Tại "Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018” tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng, hợp tác với một số doanh nghiệp.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…