Để hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp quảng bá và tiêu thụ nông sản, những năm qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, liên kết nông sản.
Xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản Thủ đô
Bằng những chương trình xúc tiến quảng bá nông sản cụ thể, đến nay nông sản Thủ đô đang dần khẳng định thương hiệu và tăng dần giá trị...
Mặc dù tới cuối tháng 8 mới bước vào mùa thu hoạch, nhưng đến nay hầu hết các vườn nhãn chín muộn tại xã Đại Thành (huyện Quốc Oai) đã được các siêu thị, thương lái, doanh nghiệp đến đặt mua.
Bà Đặng Thị Huệ ở thôn Đại Tảo (xã Đại Thành, huyện Quốc Oai) cho hay: "Gia đình tôi có hơn 6 sào trồng nhãn chín muộn. Năm nay, sản lượng nhãn giảm đáng kể bởi tỷ lệ ra hoa thấp, song chất lượng quả vẫn bảo đảm. Hiện vườn nhãn của gia đình tôi đã được hệ thống Big C về khảo sát và đặt mua...".
Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành Đinh Văn Phích, cho biết, toàn xã có gần 200ha trồng nhãn chín muộn. Năm nay thời tiết bất thường, nhãn ra hoa kém nên sản lượng giảm đáng kể; song bù lại chất lượng quả tốt. Hiện, đã có nhiều thương lái, doanh nghiệp về tận vườn của từng hộ để bao tiêu sản phẩm...
Cùng với nhãn chín muộn, nhiều nông sản khác như: Rau an toàn Chúc Sơn, gạo hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ), thịt lợn sinh học Bảo Châu (huyện Sóc Sơn)… được tiêu thụ mạnh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá của ngành Nông nghiệp Hà Nội.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, xúc tiến, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp. Bằng những chương trình, hoạt động cụ thể, đã có gần 400 sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước được đưa về thị trường Thủ đô tiêu thụ. Đặc biệt, hơn 105 doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố thường xuyên tham gia hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu tiêu thụ nông sản trên địa bàn và trên trang thông tin nông sản an toàn của thành phố Hà Nội…
Thành phố Hưng Yên thu hoạch trên 2 tấn nhãn sớm
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Hưng Yên, cuối tháng 6 - đầu tháng 7, một số diện tích nhãn sớm nhờ áp dụng tiến bộ KHKT tại các xã Hồng Nam và Phương Chiểu đã cho thu hoạch với sản lượng đạt trên 2 tấn.
Giá bán nhãn sớm hiện đạt khoảng 50 – 60 nghìn đồng/kg. Dự báo đến cuối tháng 7, nhãn chính vụ của thành phố Hưng Yên sẽ cho thu hoạch với tổng sản lượng nhãn năm nay ước đạt trên 6 nghìn tấn, tương đương khoảng 60% sản lượng nhãn năm 2018.
Hải Dương: Sâu bệnh sẽ gây hại sớm trên cây trồng trong vụ mùa và vụ đông
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai kế hoạch phòng chống dịch hại cây trồng vụ mùa và vụ đông năm 2019-2020.
Theo dự báo, nhiệt độ trung bình trong vụ mùa và vụ đông năm nay sẽ cao hơn mọi năm, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại sớm, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Các bệnh như sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bạc lá, lùn sọc đen, khô vằn, đạo ôn... có thể gây hại nặng trên cây lúa. Đối với rau màu, bọ nhẩy, sâu tơ, bệnh sương mai, khô đầu lá, thối củ... được dự báo gây hại trên diện rộng. Cây ăn quả cũng có thể bị giảm năng suất, chất lượng vì các loại sâu bệnh như ruồi đục quả, sâu vẽ bùa, rệp sáp, thán thư...
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị các địa phương tích cực phòng chống dịch ngay từ đầu vụ; bám sát tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ phù hợp, hiệu quả; xây dựng phương án đối phó khi dịch bệnh có nguy cơ gây hại nặng...
Thanh Hóa: 352 HTX nông nghiệp được xếp loại khá, giỏi
Theo thống kê của Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có 17 HTX nông nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số HTX trong lĩnh vực nông nghiệp lên 592 HTX.
Tổng số thành viên trong các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 71.040 thành viên, giải quyết việc làm cho 23.680 lao động.
Những tháng đầu năm 2019, nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn để nâng cao năng lực, xây dựng các mô hình sản xuất mới và phát triển, hoàn thiện các dịch vụ nông nghiệp cạnh tranh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện có 112 HTX xếp loại giỏi, 240 HTX xếp loại khá, 197 HTX xếp loại trung bình và 26 HTX xếp loại yếu. Một số huyện, thị xã có số lượng HTX khá, giỏi cao hơn so với các địa phương khác trong tỉnh, như: Đông Sơn, Hậu Lộc, Nga Sơn, Như Thanh./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.