Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 2 năm 2016 | 10:3

Thái Bình có huyện nông thôn mới đầu tiên

Tối 20/2, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho đảng ủy, chính quyền và nhân dân huyện Hưng Hà, công nhận Hưng Hà là huyện nông thôn mới.

Hưng Hà là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2015) sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: VGP/Thành Chung
Buổi lễ diễn ra tại Khu di tích Đền Trần, thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Dự buổi lễ còn có đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, lãnh đạo của các bộ, ngành, một số địa phương lân cận và tỉnh Thái Bình.

Hưng Hà là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2015) sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kết quả này nằm trong kế hoạch đã được đặt ra từ trước của tỉnh Thái Bình và huyện Hưng Hà.

Ban Chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Bình và huyện Hưng Hà đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực, chung sức của toàn Đảng, toàn quân, các tầng lớp nhân dân trong huyện.

Đến nay, huyện Hưng Hà có 25/33 xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới; 96,6% tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm còn 2,43%.

Hệ thống thủy lợi, kênh mương tưới tiêu, hệ thống điện, công trình viễn thông, các công trình phúc lợi công cộng, hạ tầng giáo dục, y tế, các công trình văn hóa, chợ nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo.

Lãnh đạo tỉnh Thái Bình và huyện Hưng Hà đều khẳng định ý nghĩa to lớn của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương và cho biết sẽ tiếp tục cùng với nhân dân xây dựng nông thôn giàu, đẹp hơn và giữ gìn được bản sắc của địa phương.

Tính tới nay, Hưng Hà là huyện thứ 16 của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Còn ở miền Bắc, Hưng Hà là huyện thứ 5 cùng với các huyện Hải Hậu (Nam Định), Đan Phượng (Hà Nội), Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và Lâm Thao (Phú Thọ) được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành và địa phương dự lễ khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm Bính Thân 2016. Ảnh: VGP/Thành Chung

Trong ngày vui của người dân Hưng Hà đón nhận danh hiệu huyện nông thôn mới, tỉnh Thái Bình cũng khai mạc Lễ hội Đền Trần Thái Bình năm Bính Thân 2016 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như biểu diễn trống hội Long Hưng, màn sử thi “Sáng mãi một Vương triều” và bắn pháo hoa tầm thấp.

Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2016 diễn ra từ ngày 20/2 đến ngày 25/2 (tức ngày 13-18 tháng Giêng âm lịch), trong đó tái hiện những phong tục, nghi lễ cổ truyền như tế lễ mở cửa đền, rước nước, thi cỗ cá, vật cầu, kéo lửa thổi cơm cần,...

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top