Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 6 năm 2020 | 8:52

Tin Ngư nghiệp: Gần 30 tỷ đồng khơi thông luồng lạch tại cảng cá Cửa Sót

Khai thông luồng lạch tại cảng Cửa Sót, tàu đánh bắt vùng lộng bội thu, tàu xa bờ gặp khó là tin nổi bật trong tuần.

Sau nhiều năm bị bồi lắng, ảnh hưởng đến đảm bảo giao thông thủy và phát triển kinh tế Cửa Sót thuộc xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) được đầu tư 29,5 tỷ đồng để nạo vét, khơi thông luồng lạch.

 

ca-33.jpg

 Âu neo đậu tránh trú bão tại Cảng cá Cửa Sót có sức chứa hơn 300 tàu thuyền.

 

Dự án đầu tư xây dựng công trình nạo vét Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 29,5 tỷ đồng, do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp & PTNT Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, tỉnh và các nguồn hợp pháp khác. Thời gian khởi công dự án sẽ triển khai trong quý 3/2020.

Tuyến nạo vét có chiều dài gần 1,8km, nhằm xử lý cấp bách hiện tượng bồi lấp cửa sông tại khu vực Cửa Sót; đảm bảo giao thông thủy, an toàn cho tàu thuyền ra vào và neo đậu tránh trú bão.

Bãi chứa vật liệu nạo vét được bố trí tại thôn Phú Nghĩa, thị trấn Lộc Hà trên diện tích khoảng 6,7 ha.

Ông Hà Văn Trà – Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền Cửa Sót được xây dựng từ năm 2009.

Qua hơn 10 năm sử dụng đã bị bồi lắng nhiều, không còn đảm bảo chiều sâu, mớn nước cho tàu cá neo đậu và ra vào, dẫn đến khó khăn, nguy hiểm khi có mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, giao thương hàng hóa và an ninh quốc phòng trên địa bàn.

 Vì vậy, việc nạo vét tuyến luồng vào khu neo đậu tàu cá là rất cần thiết và cấp bách.

Quảng Ngãi: Đánh cá vùng lộng bội thu, đi xa bờ gặp khó

Từ đầu năm đến nay, các tàu làm nghề lưới vây vùng lộng, của ngư dân phường Phổ Quang (thị xã Đức Phổ), liên tục có những chuyến biển bội thu, còn ngư dân hành nghề ở vùng biển xa, với nghề lưới vây lại thất thu, lỗ tổn.

.

qn-1991.jpg

 Nhiều tàu lưới vây vùng khơi phường Phổ Quang nằm bờ do thua lỗ nặng.

 

Thời gian qua, các chủ tàu làm nghề lưới vây ở vùng lộng trên địa bàn phường Phổ Quang "trúng đậm". Các chuyến biển dù chỉ kéo dài từ 5 - 10 ngày, nhưng đều thu về bình quân từ 5 - 10 tấn hải sản các loại.

“Từ đầu năm đến nay, tàu tôi liên tục “trúng” luồng cá nục suông, với sản lượng mỗi chuyến biển từ 9 - 10 tấn, có chuyến thu về tới 12 tấn.

Nhờ đó, thu nhập của ngư dân tăng cao, so cùng kỳ năm trước. Từ mức  15 - 17 triệu đồng/người/tháng,  lên 25 - 30 triệu đồng/người/tháng”, chủ tàu Nguyễn Văn Chí, ở phường Phổ Quang chia sẻ. 

Theo ngư dân, từ đầu năm đến nay, các tàu liên tục thu được  cá nục suông, cá ngừ, cá bánh lái... sản lượng tăng gần gấp đôi so cùng kỳ mọi năm.

Nhờ đó, dù giá cá đầu năm giảm nhiều so những năm trước, vì ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng thu nhập của ngư dân nghề lưới vây vùng lộng vẫn tăng cao.

Trong khi ở vùng lộng, nghề lưới vây có nhiều thuận lợi, thì ở vùng biển xa bờ, hầu hết các tàu lưới vây đều mất mùa, khiến nhiều ngư dân phải cho tàu nằm bờ sau nhiều chuyến thua lỗ.

“Nếu như mọi năm, bình quân mỗi chuyến đánh bắt xa bờ, tối thiểu cũng được 10 tấn cá ngừ, thì từ đầu năm đến nay, hầu như chuyến nào, tàu cũng chỉ đánh bắt được 4 - 5 tấn cá.

Sản lượng cá giảm, giá cá hạ dài, trong khi tổng chi phí cho mỗi chuyến biển xa bờ khá lớn, dao động từ 80 - 100 triệu đồng. Vì vậy, tôi phải cho tàu nằm bờ gần một tháng nay, và hiện đang mua sắm lưới để chuyển sang nghề khác”, ngư dân Đinh Văn Lợi, ở phường Phổ Quang cho biết.

Là nghề chủ lực của ngư dân phường Phổ Quang, với khoảng 120 tàu khai thác đánh bắt ở vùng biển ven bờ, vùng lộng và xa bờ (chiếm gần 50% tổng số tàu cá trên địa bàn).

Trong đó, số tàu lưới vây tại vùng lộng khoảng 50%, ven bờ 10%, còn lại xa bờ. Song, theo Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường Phổ Quang Võ Xuân Cẩm, 5 tháng qua, do sản lượng đánh bắt xa bờ đột ngột giảm, nên có khoảng 30 tàu lưới vây, đánh bắt xa bờ chuyển sang nghề lưới rê hoặc đổi ngư trường về vùng lộng.

Việc chuyển đổi nghề  là điều ngư dân không mong muốn, bởi kinh phí sắm mới trang thiết bị, ngư cụ không hề rẻ (từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng).

Trong khi đó, việc chế biến, tiêu thụ hải sản đều giảm so mọi năm, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19; giá hải sản cũng đang ở mức rất thấp...

Mùa muối nhọc nhằn, kém vui ở Khánh Hoà

Nắng nóng kéo dài, diêm dân thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa muối. Song, điệp khúc được mùa mất giá lại tái diễn, hàng ngàn tấn muối của diêm dân, thành viên các HTX đang nằm chất đống ven đường.

 

 muoi-191.jpg

Một mùa muối kém vui của ngư dân Khánh Hoà.

 

Thu nhập từ nghề muối quá thấp, không đủ sống, nhiều thành viên HTX đã phải chuyển sang nghề khác như: Chạy xe ôm, làm bánh, phụ bán quán, thợ hồ, đi biển...

Hiện, các xã, phường làm muối ở Ninh Hòa những ngày này, không còn cảnh nhộn nhịp người cào, người gánh, tấp nập các xe thu mua ra vào như năm trước.

Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh lác đác vài ruộng có dăm ba người lặng lẽ thu hoạch muối. Có ruộng muối đã kết tinh khá dày nhưng chưa thu hoạch nên ngả màu vàng.

Dọc các con đường vào ruộng muối, nhiều ụ muối trắng xóa, diêm dân đang mỏi mòn chờ người tới mua. Nhiều người không giấu được nỗi buồn, năm nay thời tiết thuận lợi, nhất là nắng nóng đã rút ngắn thời gian muối kết tinh, hạt đẹp, sản lượng cao.

Song, chưa kịp vui mừng, diêm dân lại lao đao vì giá muối quá thấp nhưng vẫn không có người mua. 

Ông Nguyễn Lánh, tổ dân phố (TDP) Đông Hải 1, phường Ninh Hải cho biết: “Năm nay, muối rớt giá thê thảm, thấp nhất trong 10 năm qua.

 Nếu như thời điểm này năm ngoái, giá muối được thương lái mua tại ruộng từ 600.000 - 750.000 đồng/tấn muối đất (muối truyền thống) thì nay, chỉ còn 300.000 - 350.000 đồng; muối bạt từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/tấn bây giờ giảm còn 600.000 - 750.000 đồng.

Giá thấp nhưng thương lái thu mua rất ít. Từ đầu vụ đến nay, ruộng muối của tôi chỉ mới bán được gần 50 tấn, còn tồn khoảng 20 tấn. Trong khi năm ngoái, muối thu hoạch đến đâu có người tới mua đến đấy”.

Hơn 3 năm làm muối bạt, ruộng muối 3ha của ông Nguyễn Hữu Tiến (TDP Phú Thọ 3, phường Ninh Diêm) 2 năm liên tiếp đều cho lãi hơn 100 triệu đồng/năm, đây là năm đầu tiên bị thua lỗ.

Ông Tiến cho biết: “Từ đầu năm đến nay, tôi mới bán được 40 tấn, còn tồn 60 tấn. Do giá quá thấp, trừ chi phí thuê nhân công cào, gánh, lỗ vài chục triệu đồng

Nếu tình trạng này kéo dài, chắc tôi phải bán lại ruộng muối chuyển sang nghề khác kiếm sống”.

Chính vì thua lỗ, bán không được nên ruộng đã đóng muối hơn 4 ngày, nhưng ông Tiến vẫn chưa muốn thu hoạch. Không chỉ diêm dân thất thu, HTX sản xuất muối cũng lao đao không kém.

Từ đầu năm đến nay, 3 HTX sản xuất muối tại Ninh Hòa gồm: Ninh Diêm, Ninh Thủy và Ninh Hải lượng muối bán ra chiếm chưa tới 1/3, số lượng tồn lên đến hàng ngàn tấn.

Ông Trần Hải - Chủ tịch UBND phường Ninh Hải cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên thị trường tiêu thụ muối bị chững lại, không có người mua, dẫn tới giá giảm sâu, đời sống thành viên HTX hiện rất khó khăn.

Nhiều ruộng muối, người dân thu hoạch xong chất đống ven đường, trên địa bàn phường vẫn còn tồn đọng gần 1.000 tấn muối các loại.

 

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top