Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 11 năm 2019 | 17:3

Tin NN ĐBSH: Nông dân trồng bắp cải xuất sang Nhật

Sản xuất nông nghiệp của Hà Nam đang hướng đến quy trình sạch, có sự liên kết với doanh nghiệp, phát huy được lợi thế các vùng sản xuất nông nghiệp đã được hình thành và phát triển, có nhiều sản phẩm xuất khẩu đến các thị trường khó tính.

bap-cai.jpg
Trồng bắp cải theo tiêu chuẩn Global GAP tại HTX Liên Hiệp, xã Thi Sơn (Kim Bảng).

 

Hà Nam: Nông dân trồng bắp cải xuất sang Nhật Bản

Sản xuất nông nghiệp của Hà Nam đang hướng đến quy trình sạch, có sự liên kết với doanh nghiệp, phát huy được lợi thế các vùng sản xuất nông nghiệp đã được hình thành và phát triển, có khả năng áp dụng tốt quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn Global GAP.

Vụ đông năm nay, HTX nông sản an toàn Liên Hiệp, xã Thi Sơn (Kim Bảng) thực hiện liên kết với Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco (Tập đoàn Vingroup) sản xuất 4ha bắp cải để xuất sang thị trường Nhật Bản.

Theo hợp đồng được ký, tổng sản lượng bắp cải tiêu thụ 100 tấn. Thời gian thu mua kéo dài từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020. HTX nông sản an toàn Liên Hiệp phải thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Đây được coi là tiêu chuẩn cao nhất đối với sản xuất nông nghiệp sạch hiện nay.

Khu ruộng sản xuất rau bắp cải theo tiêu chuẩn Global Gap của HTX nông sản an toàn Liên Hiệp có khá nhiều thay đổi so với trước đây. Tại đầu mỗi thửa ruộng đều có nhật ký ghi cụ thể loại bắp cải, ngày gieo cây giống, ngày trồng, dự kiến thời gian thu hoạch… Những kỹ thuật sản xuất mới cũng được áp dụng trong mô hình (từ phủ nilon trên luống đến tưới tự động bằng hệ thống đường ống chạy dọc theo các luống rau…). Nguồn nước tưới cho bắp cải cũng bảo đảm yêu cầu được tổ chức đứng ra chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap xét nghiệm từ khi khảo sát, lựa chọn địa điểm sản xuất.

Ông Phạm Hoàng Hiệp, Giám đốc HTX nông sản an toàn Liên Hiệp cho biết: Xác định đây là tiêu chuẩn cao nhất của sản xuất nông nghiệp sạch và sản phẩm được xuất sang thị trường “khó tính” Nhật Bản, nên HTX thực hiện theo đúng quy trình được tập huấn, hướng dẫn. Sau một thời gian triển khai, đến thời điểm này, HTX tin tưởng sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap.

HTX Đức Huy, xã Nhân Nghĩa (Lý Nhân) hiện đang liên kết với 2 cơ sở tại xã Chính Lý và thị trấn Vĩnh Trụ sản xuất 2ha bắp cải với Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco theo tiêu chuẩn Global Gap. Mặc dù 3 điểm không tập trung nhưng đều được áp dụng chung 1 quy trình sản xuất. Đây đều là những điểm có kinh nghiệm trong triển khai sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo tiêu chuẩn Viet Gap trước đây.

Cụ thể, điểm sản xuất tại thị trấn Vĩnh Trụ đang liên kết với Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco sản xuất rau, củ, quả thực phẩm nhập cho hệ thống siêu thị Vinmart. Điểm của HTX Đức Huy tại Nhân Nghĩa tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap. Theo ông Dương Văn Ước, Giám đốc HTX Đức Huy, các điểm sản xuất phấn đấu không chỉ đạt đúng tiêu chuẩn Global Gap mà còn có tỷ lệ sản phẩm loại 1 cao.

Được biết, các mô hình trên là mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap đầu tiên của tỉnh. Trước khi triển khai mô hình và liên kết sản xuất, đơn vị chịu trách nhiệm chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap và phía Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco đã về khảo sát tổng thể các điểm để lựa chọn. Mẫu đất, mẫu nước đều được kiểm tra bảo đảm tiêu chuẩn sản xuất. Đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap sẽ hướng dẫn và giám sát trong quá trình sản xuất. Về phía cơ sở sản xuất, bảo đảm đáp ứng đầy đủ các quy trình theo yêu cầu (từ giống, phân bón, bảo vệ thực vật, ghi nhật ký đồng ruộng đầy đủ).

Đánh giá về sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap, ông Lại Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (Sở NN & PTNT), đơn vị được giao triển khai dự án cho biết: Từ khi triển khai mô hình đến nay, các cơ sở sản xuất đều được hướng dẫn cụ thể để khắc phục những hạn chế, đồng thời thực hiện tuân thủ đúng quy trình sản xuất để bảo đảm chất lượng của sản phẩm.

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang hướng đến quy trình sạch, có sự liên kết với doanh nghiệp, phát huy được lợi thế các vùng sản xuất nông nghiệp đã được hình thành và phát triển, có khả năng áp dụng tốt quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn Global Gap. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco hiện có nhu cầu rất lớn về nông sản xuất khẩu. Trong lần làm việc với UBND tỉnh, đại điện của doanh nghiệp đã thông báo có khả năng tiêu thụ được từ 1.000 – 2.000 tấn rau sạch các loại/năm, tập trung nhiều vào bắp cải. Vì thế, việc thực hiện thành công mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap sẽ là điều kiện để hướng đến mở rộng diện tích liên kết, nâng cao giá trị sản xuất trên đồng ruộng.

 

Thanh Hóa: Tổng đàn lợn trên địa bàn đạt hơn 1 triệu con

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến trung tuần tháng 10/2019, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đạt 1.098.616 con, bằng 84% so với cùng kỳ.

176d4203252t69527l0.jpg
Đàn lợn thịt được nuôi tại một trang trại trên địa bàn xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa).

 

Bao gồm: 164.148 con lợn nái, 7.098 con lợn đực giống, 630.681 con lợn thịt và 263.711 lợn con theo mẹ. Trong đó, hơn 71% đàn lợn được nuôi tại 97.477 hộ chăn nuôi, 22% tổng đàn được nuôi tại 1.219 trang trại và 6% đàn lợn được nuôi tại 72 doanh nghiệp.

Để phát triển ổn định, bền vững đàn lợn, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và người chăn nuôi đang thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và chăn nuôi an toàn sinh học. Đồng thời, thực hiện nghiêm các biện pháp tái đàn tại những vùng đã công bố hết dịch.

 

Ninh Bình: Thành công từ mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở Khánh Trung

Xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh đã triển khai thành công mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ qua một số vụ sản xuất gần đây. Mô hình này áp dụng kỹ thuật mạ khay, cấy máy, không dùng thuốc trừ cỏ, phân bón vô cơ. Thuốc BVTV sử dụng ở đây đều là các dòng thuốc sinh học, thảo dược, nhờ vậy hệ sinh thái được hồi sinh, đất đai cũng trở nên màu mỡ, đặc biệt năng suất và chất lượng lúa cao hơn so với sản xuất truyền thống.

t2-khanh-trung.jpg
Tham quan mô hình sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao tại xã Khánh Trung (Yên Khánh). Ảnh: Anh Tuấn

Những ngày cuối tháng 10, về tham quan mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại 2 HTX nông nghiệp Quyết Trung và Kiến Thái, xã Khánh Trung, thấy những cánh đồng nếp cau đang độ thu hoạch, cây cao vút, lá chuyển vàng óng, những bông lúa nặng trĩu xếp những hạt căng tròn, ngả màu cau khô. 3-4 vụ sản xuất trước, tại đây, đã triển khai sản xuất lúa theo hướng hữu cơ kết hợp với nuôi trồng thủy sản nhưng với quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, ở vụ mùa này, được sự hỗ trợ từ Sở Nông nghiệp &PTNT, việc sản xuất này được thực hiện một cách bài bản, quy mô hơn với diện tích gần 80 ha, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới cũng được đưa vào áp dụng như gieo mạ khay, cấy máy; phun thuốc, bón phân bằng máy bay không người lái…

Ông Phạm Khắc Thắng, Chủ tịch HĐQT HTX Quyết Trung chia sẻ: Trước đây, mỗi khi vào mùa vụ gieo cấy, bà con hết sức vất vả, nào là làm đất, ngâm ủ hạt giống, gieo… . Đã thế, chẳng may gặp thời tiết bất thuận còn phải gieo đi gieo lại nhiều lần. Đặc biệt, với những gia đình neo người, thiếu lao động, việc thuê mướn nhân công hết sức tốn kém, không đảm bảo được thời vụ.

Theo ông Phạm Ngọc Duân, Chủ tịch UBND xã Khánh Trung, dự án sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao theo hướng hữu cơ gắn với mạ khay, cấy máy do Sở Nông nghiệp &PTNT triển khai trên địa bàn xã là một mũi tên trúng 3 đích: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Dự án đã giải quyết được các vấn đề cơ bản về tổ chức sản xuất theo hướng tích tụ ruộng đất, cơ giới hóa, chuyên môn hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ các loại thủy sinh động vật sống trong ruộng lúa. Đặc biệt, sản xuất giống lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với canh tác theo phương thức truyền thống.

Theo đánh giá từ Sở Nông nghiệp & PTNT: Hai giống lúa đặc sản Nếp cau và Bắc thơm 7 đưa vào sản xuất theo hướng hữu cơ ở vụ mùa 2019 tại xã Khánh Trung cho năng suất trung bình không thấp hơn sản xuất lúa đại trà theo cách thông thường (Nếp cau năng suất ước đạt 44 tạ/ha, Bắc thơm 65 tạ/ha); chất lượng tốt và đảm bảo an toàn. Giá bán Nếp cau thành phẩm 17 nghìn đồng/1kg, Bắc thơm 7 là 9 nghìn đồng/1kg, cao hơn lần lượt là 5 nghìn đồng/1kg và 2 nghìn đồng/1kg so với lúa sản xuất theo cách thông thường. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác tương đương 132 triệu đồng/ha/năm khi cấy 2 vụ.

Thành công bước đầu từ mô hình gạo hữu cơ Khánh Trung có thể được xem là giải pháp đột phá để tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở tỉnh. Do vậy, thời gian tới, mô hình cần được nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh. Địa phương cũng cần chủ động mời các doanh nghiệp cung ứng lúa giống, phân bón vào liên kết để hoàn thành chuỗi sản xuất ổn định lâu dài; giữ ổn định chất lượng nông sản, dần xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Khánh Trung trên thị trường. 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top