Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 10 năm 2018 | 15:12

Tin NN Tây Bắc: Thảo quả được mùa, người trồng lo mất giá

Sau nhiều năm mất mùa do ảnh hưởng của thiên tai, diện tích thảo quả trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm nay đã phục hồi và cho thu hoạch trở lại. Tuy nhiên, người trồng thảo quả lại phải đối mặt với nỗi lo “được mùa, mất giá”.

thao-qua.jpg

Thời điểm này, thảo quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng bởi tuyết rơi và băng giá, cây thảo quả cho quả khá nhiều. Tuy nhiên, giá mua quả thảo quả trên thị trường đang có dấu hiệu giảm mạnh khiến người trồng lo lắng. Anh Trần Ngọc Tài, một đầu mối thu mua quả thảo quả tại khu vực xã Dền Sáng và xã Y Tý (huyện Bát Xát) cho biết: Hiện, mới vào đầu vụ thu hoạch quả thảo quả, giá cả chưa ổn định. Phía bạn hàng cũng đặt dè chừng nên chúng tôi chưa dám thu mua số lượng lớn. Giá quả thảo quả năm nay thấp hơn so với các năm gần đây bởi nguồn cung dồi dào do thảo quả đã phục hồi và được mùa. Giá quả thảo quả có tăng lên hay không đều phụ thuộc vào đối tác và bạn hàng.

Xã Dền Sáng có hơn 400ha cây thảo quả, sản lượng quả thảo quả khá cao, nếu thu mua với giá như hiện nay, người trồng thảo quả sẽ thiệt hại rất lớn. Ông Hoàng Thông Liềm, Chủ tịch UBND xã Dền Sáng, cho biết: Nguyên nhân khiến giá quả thảo quả lên xuống thất thường là do thị trường không ổn định, việc mua bán chủ yếu do người dân tự thỏa thuận với thương lái.

Văn Bàn cũng là huyện có diện tích thảo quả khá lớn, việc thảo quả mất giá ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người dân. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn, toàn huyện hiện có hơn 3.000ha thảo quả. Việc giá quả thảo quả xuống thấp khiến người trồng thiệt hại nặng.

Lào Cai hiện có gần 9.000ha thảo quả, việc giá quả thảo quả không ổn định, lên xuống thất thường sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho những người trồng loại cây này. Thiết nghĩ, các cấp, các ngành cần sớm vào cuộc, liên kết tìm đầu ra ổn định cho quả thảo quả, đồng thời nghiên cứu các loại cây trồng, cây dược liệu phù hợp, có giá trị kinh tế cao để người dân có thể thay thế cây thảo quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ rừng.    

Công bố chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Gạo Bạch Hà”

Sáng 26/10, huyện Yên Bình tổ chức Lễ công bố và đón nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Gạo Bạch Hà” cho sản phẩm gạo của xã Bạch Hà.

 

gao-bach-ha.jpg

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, xã Bạch Hà đã thực hiện hiệu quả Đề án "Phát triển vùng sản xuất lúa đặc sản xã Bạch Hà, giai đoạn 2013 - 2016”. Nhờ đó, sản xuất lúa trên địa bàn xã Bạch Hà có nhiều chuyển biến tích cực. Xã đã quy hoạch 100 ha để gieo cấy các giống lúa thơm làm hàng hóa xuất bán ra thị trường, bước đầu hình thành vùng sản xuất lúa thơm chất lượng cao. 

Qua 2 năm tích cực thực hiện Dự án "Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể "Gạo Bạch Hà" cho sản phẩm gạo của xã Bạch Hà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”, đến nay, cơ bản Dự án đã đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra và được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Gạo Bạch Hà”.

Trồng 1.700 cây vú sữa Lò rèn ở Thanh Hưng

 

vu-sua.jpg

Ngày 25/10, Viện Rau quả Trung ương bàn giao 1.700 cây vú sữa Lò rèn cho UBND xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên (Điện Biên Phủ). Cùng với bàn giao cây giống, Viện Rau quả Trung ương còn cung cấp phân bón và các quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cho địa phương.

Số cây trên được xã Thanh Hưng giao trực tiếp tới các hộ đã đăng ký trồng, tùy thuộc vào diện tích đất của mỗi hộ để được nhận số lượng cây phù hợp. 

Hiện, cây đã được 2,5 tuổi, nếu chăm sóc tốt, chỉ sau 2 năm cây có thể cho thu hoạch.

Vú sữa Lò rèn có giá trị kinh tế, dinh dưỡng cao và Thanh Hưng là địa bàn có thổ nhưỡng phù hợp với loại cây này. Đặc biệt, đây cũng là loại cây xã Thanh Hưng đăng ký là sản phẩm đặc trưng của địa phương theo chương trình nông thôn mới.

Bắc Kạn: Trồng mới 217ha cam, quýt

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, trong 9 tháng đầu năm 2018, tỉnh Bắc Kạn trồng mới 217ha cam, quýt, đạt trên 72% kế hoạch.

 

cam.jpg

 

Diện tích trồng mới cam, quýt tập trung chủ yếu tại các xã của huyện Na Rì (208ha) và Bạch Thông (9ha). Tính đến nay, tổng diện tích trồng cam, quýt toàn tỉnh đạt 2.832ha, tăng gần 7 lần so với năm 2005.

Hiện, các địa phương đang tiếp tục tập trung đầu tư cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất và chăm sóc theo hướng VietGAP nhằm tăng giá trị, chất lượng sản phẩm. Đồng thời tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn ngày càng khẳng định vị trí, thương hiệu trên thị trường.

Hòa An: Phấn đấu trồng thuốc lá chất lượng cao trên 40% diện tích

Niên vụ 2018 - 2019, huyện Hòa An (Cao Bằng) phấn đấu tăng diện tích trồng thuốc lá lên 1.600 ha, trong đó có trên 40% diện tích trồng cây thuốc lá chất lượng cao.

 

thuoc-la.jpg

Niên vụ 2017 - 2018, huyện Hòa An có 16 xã, thị trấn trồng trên 1.452 ha cây thuốc lá, đạt 78,5% kế hoạch. Năng suất bình quân đạt hơn 25 tạ/ha, sản lượng đạt 3.647 tấn. Trong đó có 505,8 ha cây thuốc lá chất lượng cao.

Để hỗ trợ nông dân vùng trồng thuốc lá, các doanh nghiệp đầu tư thu mua thuốc lá trên địa bàn đã hỗ trợ nông dân hạt giống, phân bón, lò sấy và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Kết thúc vụ thuốc lá 2017 - 2018, các doanh nghiệp đã thu mua được trên 3.121 tấn thuốc lá nguyên liệu với giá thu mua bình quân 49 nghìn đồng/kg.   

Cơ sở sản xuất lợn giống đầu tiên ở Yên Minh

Hai dãy chuồng với diện tích 400m2, nuôi 33 con lợn nái và 2 lợn đực giống; có khả năng cung ứng ra thị trường khoảng 500 con lợn giống mỗi năm của gia đình anh Hà Kim Ánh, tổ 6, thị trấn Yên Minh là cơ sở sản xuất lợn giống đầu tiên của huyện Yên Minh đến thời điểm này.

 

lon-giong.JPG

Để xây dựng được cơ sở sản xuất lợn giống quy mô như vậy, một nửa số kinh phí đầu tư của gia đình anh Ánh được Agribank Yên Minh cho vay theo chính sách ưu đãi từ Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh.

Gia đình anh Ánh đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi lợn nái sinh sản, tuy nhiên, trước đây chỉ dừng ở quy mô nhỏ. Được sự tuyên truyền, định hướng của các cấp, ngành; cuối năm 2017, gia đình anh Anh đã mạnh dạn làm thủ tục vay vốn của Agribank Yên Minh để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất lợn giống. Theo phương án sử dụng vốn vay, cơ sở sản xuất lợn giống của gia đình anh có quy mô tối thiểu 30 con, với 28 lợn nái và 2 lợn đực giống và có khả năng cung ứng ra thị trường khoảng 500 con giống mỗi năm. Với tổng diện tích xây dựng gần 1.500 m2, trong đó, 400 m2 chuồng nuôi được thiết kế theo tiêu chuẩn của cơ quan chuyên môn. Khu vực sân thả (sân chơi) cho lợn con hoạt động rộng 900 m2 và một nhà kho rộng 60 m2 để thức ăn. Tổng mức đầu tư (gồm cả xây dựng hạ tầng và mua con giống) ước tính 1,1 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay của Agribank là 400 triệu đồng.

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị Công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa Làng Cổ Phước Tích và Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

Top