Hiện, Nghệ An đã xây dựng thành công 6 mô hình thuỷ sản, trong đó có cá chép giòn, cá lóc đầu nhím, cho thu nhập cao.
Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, đã xây dựng thành công 6 dạng mô hình thủy sản, thích nghi với biến đổi khí hậu như cá chép giòn, cá lóc đầu nhím, tại 6 điểm với 16 hộ tham gia trình diễn
Mô hình nuôi cá lồng, trắm, chép giòn tại TX Thái Hòa. Ảnh: Minh Thái
Theo đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đã phối hợp với Khuyến nông tỉnh Thanh hóa, triển khai 01 mô hình nuôi thương phẩm cá chẽm trong ao, gắn với tiêu thụ sản phẩm, quy mô 1 ha tại phường Quỳnh Dị, Thị xã Hoàng Mai gồm 05 hộ tham gia.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã chỉ đạo thành công 05 dạng mô hình khuyến ngư, từ nguồn ngân sách tỉnh, với tổng kinh phí hỗ trợ mô hình gần 600 triệu đồng với 11 hộ tham gia.
Cụ thể: mô hình Nuôi cá lóc chuyên canh, mật độ cao, gắn với bao tiêu sản phẩm, quy mô 0,2 ha tại huyện Quỳnh Lưu; mô hình nuôi cá trắm chép giòn lồng nhựa, trong hồ đập, quy mô 03 lồng (30m3/lồng) tại TX Thái Hòa.
Mô hình nuôi cá trắm, chép giòn trong lồng, quy mô 04 lồng (20m3/lồng) tại Con Cuông; mô hình tôm nõn Cửa Lò, công nghệ máy sấy, đóng gói hút chân không, quy mô 02 hộ, tại TX Cửa Lò; 1 mô hình nuôi thương phẩm, tôm thẻ chân trắng trong lồng nổi, công nghệ Biofloc, vụ đông 2019.
Hiện, các mô hình đã được nghiệm thu, một số cho hiệu quả cao. Nổi bật là mô hình nuôi cá lóc mật độ cao, gắn với bao tiêu sản phẩm, tại 02 hộ: ông Bùi Văn Thỏa, xóm 11, quy mô 0,14 ha, ông Hồ Công Trung, xóm 9, xã Quỳnh Hưng (Quỳnh Lưu), 0,06 ha.
Sau gần 06 tháng nuôi, cỡ cá bình quân đạt 800g/con, tỷ lệ sống 65%, giá bán 50.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, thu lãi gần 300 triệu đồng.
Mô hình cá trắm chép giòn lồng nhựa trong hồ đập, quy mô 03 lồng (30m3/lồng) xóm 16, xã Nghĩa Thuận, TX Thái Hòa, thả giống tháng 4/2019, 360 con, cỡ cá 1,5 kg/con.
Thu hoạch tháng 11/2019, cá trắm 3,5 - 4.0kg/con, cá chép: 2,8 - 3,3 kg/con, tỷ lệ sống: 98%, giá bán 150.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi gần 40 triệu đồng.
Mô hình cá trắm, chép giòn trong lồng, quy mô 04 lồng (20 m3/lồng), tại bản Làng Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông/ 04 hộ, thả giống tháng 6/2019, số lượng 320 con. Giá bán 130.000 đồng/kg, thu lãi 47 triệu đồng.
Từ kết quả của 2 mô hình nuôi cá trắm, chép trong lồng nói trên, cho thấy: thời gian nuôi 5-7 tháng, khi (nuôi ao) xuống 3-5 tháng, cả 04 hộ đều có lãi từ 40 - 47 triệu đồng.
Đặc biệt, rất thuận tiện trong thu hoạch, có thể thu tỉa, hoặc thu toàn bộ, độ dai, giòn của thịt cá vẫn không thay đổi, một hiện tượng thường thấy khi nuôi trong ao. Thành công này, mở ra hướng mới trong nuôi cá trắm, chép giòn.
Tiếp đó là mô hình Sản xuất tôm nõn, bằng công nghệ máy sấy, đóng gói, hút chân không, quy mô 02 hộ: bà Mai Thị Lý, phường Nghi Thủy và hộ bà Nguyễn Thị Hường, phường Nghi Hòa, TX Cửa Lò.
Hiệu quả đạt 33 triệu đồng/mẻ sản xuất. Sản phẩm thể hiện nhiều ưu điểm so với sấy bằng than tổ ong, than hoa. Sấy theo phương pháp mới, đảm bảo vệ sinh ATTP, đảm bảo mỹ thuật.
Ngoài ra, phải kể đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong lồng nổi, bằng công nghệ Biofloc, vụ đông 2019. Sau 60 ngày, tôm đạt bình quân 80 con/kg, tỷ lệ sống 85%, giá bán 180.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi trên 100 triệu đồng.
Từ thành công này, có thể khẳng định, với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Nghệ An, vụ đông nhiệt độ thấp, những vùng được quy hoạch như: Diễn Trung, Diễn Hải (Diễn Châu) … Nếu lồng có mái che, có thể đưa vào nuôi, mặt khác, nuôi vụ này, giá tôm thương phẩm cao, ổn định hơn vụ 1 hàng năm.
Khánh Hoà: Chủ động được con giống cá hồng Mỹ
Sau hơn 3 năm ứng dụng đề tài: “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ, tại Khánh Hòa” đã thu được kết quả khả quan. Hiện, đa số cơ sở sản xuất giống, đã thực hiện thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá hồng Mỹ, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Công ty TNHH Nghiên cứu Sản xuất giống và Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Nha Trang, sản xuất 800 - 1,5 triệu con giống cá hồng Mỹ/năm.
Công ty TNHH Kiên Thường (TP. Nha Trang) là một trong những đơn vị áp dụng thành công quy trình sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ, từ kết quả của đề tài.
Theo ông Trần Văn Toàn - Quản lý kỹ thuật của công ty, trước năm 2015, đơn vị chủ yếu sản xuất tôm giống. Nhận thấy con tôm không còn ổn định, đơn vị đã chuyển sang sản xuất giống cá hồng Mỹ.
Ngay vụ sản xuất thử nghiệm đầu tiên, cuối năm 2015, đơn vị đã sản xuất được 3 đợt, thu khoảng 600.000 con giống, kích cỡ 5 - 6cm, tỷ lệ sống trung bình, ương giai đoạn cá bột lên cá hương đạt 20 - 35%, từ cá hương lên cá giống, khoảng 70 - 80%.
Sau 4 năm thực hiện, đơn vị đã hoàn toàn làm chủ được quy trình kỹ thuật, sản xuất giống cá hồng Mỹ, từ khâu ấp nở trứng, đến khâu thu hoạch, đóng bao và vận chuyển cá giống.
Hiện, trại giống đã có 25 cá bố mẹ,7 -10kg/con, sức sinh sản, gần 2 triệu trứng/cá cái/lần đẻ, tỷ lệ thụ tinh đạt hơn 70%, tỷ lệ nở hơn 75%; tỷ lệ sống ương từ cá bột lên cá hương, hơn 20%; tỷ lệ sống trung bình, ương từ cá hương lên cá giống, cỡ 5 - 6cm khoảng 70 - 85%, tổng chu kỳ ương: 60 - 70 ngày.
Đàn cá giống nhân tạo, sử dụng tốt thức ăn công nghiệp đang có trên thị trường, do vậy, khi nuôi giảm thiểu tác động môi trường, so việc sử dụng thức ăn là cá tạp.
Đồng thời, cá giống khi cung cấp cho người nuôi thương phẩm tại địa phương, sẽ ít bị dịch bệnh hơn, so với cá nhập từ các tỉnh phía Bắc vào, do không bị ảnh hưởng quá trình vận chuyển xa.
Hiện, trung bình mỗi năm, đơn vị sản xuất từ 1 triệu - 1,5 triệu con giống cá hồng Mỹ. Thị trường tiêu thụ các tỉnh, thành từ Thừa Thiên Huế, đến miền Tây, giá 2.000 - 3.000 đồng/con tùy thời điểm.
Công ty TNHH Nghiên cứu Sản xuất giống và Dịch vụ nuôi trồng thủy sản (xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) cũng sản xuất từ 800 -1,5 triệu con giống cá hồng Mỹ/năm.
Theo Tiến sĩ Ngô Văn Mạnh - Trường Đại học Nha Trang, chủ nhiệm đề tài, đến nay, ngoài Trường Đại học Nha Trang, trong tỉnh còn có 4 cơ sở, trang trại tiếp nhận công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá hồng Mỹ.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai đề tài, đã tổ chức hội thảo, tập huấn, phổ biến quy trình sản xuất giống, và nuôi thương phẩm cá hồng Mỹ cho người dân.
Vì vậy, việc sản xuất giống cá hồng Mỹ, còn phát triển rộng rãi tại: Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh và các tỉnh: Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu… Hiện, có khoảng 20 trại giống cá hồng Mỹ tại khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Riêng Khánh Hòa, năm 2019, ước tính, sản xuất hơn 2 triệu con giống cá hồng Mỹ. Giá bán dao động 2.000 - 3.000 đồng/con, kích cỡ 5 - 10cm, người sản xuất giống, thu từ 500 - 600 đồng/con.
Cá hồng Mỹ sinh trưởng nhanh, sau 1 năm, đạt trọng lượng từ 1- 1,3kg, năng suất, 9 - 24 tấn/ha; nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, cá sinh trưởng chậm hơn, sau 1 năm đạt 0,9 - 1,2kg.
Hiện, với giá bán 80.- 90.000 đồng/kg, người nuôi có lãi 25 - 35.000 đồng/kg. Do đó, dự kiến, nhu cầu con giống cá hồng Mỹ năm 2020, tiếp tục tăng, đặc biệt tại: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Tôm giống Bình Thuận - khẳng định thương hiệu, uy tín
Được đánh giá là vùng sản xuất tôm giống chất lượng, uy tín cả nước, các cơ sở tôm giống Bình Thuận đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng KHKT, mở rộng quy mô sản xuất, tiếp tục khẳng định thương hiệu.
Kiểm tra bể ương tôm giống
Hiện, Bình Thuận có khoảng 141/783 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Riêng huyện Tuy Phong có 118 /737 trại, chiếm 83,7% tổng số cơ sở sản xuất tôm giống toàn tỉnh.
Hầu hết các cơ sở tập trung tại xã Vĩnh Tân, sản xuất và ương giống tôm thẻ chân trắng, một số ít sản xuất giống tôm sú. Tôm giống Vĩnh Tân được đánh giá tốt, cung cấp hầu hết tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt vùng ĐBSCL.
Tôm giống Bình Thuận “đặc biệt” vì biển Vĩnh Tân độ mặn ổn định quanh năm, không có nước ngọt từ sông ra biển, nên giàu lượng khoáng, các yếu tố lý hóa hợp với tôm giống.
Đặc biệt, khu vực này có vực sâu, nhiều rạn san hô, có tác dụng lọc nước biển, ít nơi nào có được. Do vậy, tôm giống Bình Thuận đảm bảo chất lượng, có tiếng từ Nam đến Bắc.
Song, gần đây, môi trường nước đã ảnh hưởng đến tôm giống, do biển khu vực xã Vĩnh Tân thường xuyên bị đục, bùn nhiều trong các ao lắng.
Khi cơ sở lấy nước phục vụ sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôm bố mẹ, sự phát triển của ấu trùng tôm. Để hạn chế ô nhiễm, có cơ sở tôm giống ở Vĩnh Tân phải sắm tàu riêng, để chở nước cách bờ vài chục hải lý, để có nguồn nước biển sạch nuôi tôm.
Ngoài ra, nhiều đơn vị đã ứng dụng CNC vào sản xuất, mở rộng cơ sở, đầu tư trang thiết bị hiện đại, không sử dụng kháng sinh… Đồng thời, ngành chức năng tăng cường kiểm tra chất lượng giống thủy sản, đặc biệt là tôm bố mẹ nhập khẩu.
Nhờ đó, sản lượng tôm giống sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn huyện Tuy Phong bình quân đạt 20 tỷ post/năm, chiếm 95 - 98% sản lượng tôm giống toàn tỉnh.
Năm,2019 toàn huyện sản xuất được 23,7 tỷ post, đạt 100% kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020, Tuy Phong sẽ thực hiện chỉ tiêu sản xuất tôm giống đạt 24 tỷ post, và tiếp tục khẳng định thương hiệu tôm giống Bình Thuận.
Mặt khác, trước đây, tôm thẻ chân trắng bố mẹ lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập ngoại như Mỹ, Thái Lan, Singapore… và chịu nhiều rủi ro về giá, nguồn cung, chất lượng.
Năm 2015, Tập đoàn Việt - Úc là doanh nghiệp đầu tiên, chọn tạo thành công giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ chất lượng cao, được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới.
Hiện, Trung tâm di truyền và chọn giống Việt – Úc, đã cho ra đời nhiều thế hệ tôm sức khỏe tốt, tỷ lệ sống cao, tăng trưởng tốt. Trung bình, đã lai tạo, cho ra đời hơn 65.000 cặp tôm bố mẹ chất lượng cao/năm.
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng tôm giống Bình Thuận vẫn không ngừng phát triển, và tiếp tục khẳng định thương hiệu, trên thị trường cả nước.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…