Nhiều hộ nông dân ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã trồng vải theo mô hình GlobalGAP đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ giá trị kinh tế cao, xuất vào thị trường Mỹ.
Sơ chế vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) trước khi đóng gói xuất khẩu đi các nước - Ảnh: Quang Thế |
Từ việc giảm được giá thành trong sản xuất, chi phí công lao động và đặc biệt có chủ hàng đến tận vườn đặt hàng khiến nông dân nơi đây không phải lo “ế hàng”, bị tiểu thương ép giá như trước đây.
Giá từ 25.000 - 50.000 đồng/kg
Những ngày cuối tháng 6-2016, dọc con đường dẫn về xã Phượng Sơn, thị trấn Kim, thị trấn Chũ (tỉnh Bắc Giang) đâu đâu cũng thấy xe trọng tải lớn về cân hàng xếp thành hàng dài.
Đưa chúng tôi lên tầng nóc của ngôi nhà nằm lọt giữa vườn vải đang chín đỏ, ông Giáp Văn Thành (59 tuổi, nhóm trưởng sản xuất vải thiều xuất khẩu thôn Kép 1, xã Hồng Giang) kể ban đầu khi triển khai trồng chăm sóc, thu hoạch theo GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), nhiều người trong thôn ai cũng ái ngại, nhưng cách đây 10 ngày kết quả đã được đền đáp khi ông Thành bán được lô hàng đầu tiên với giá 50.000 đồng/kg để xuất đi Mỹ.
Vụ vải năm nay, chỉ riêng gia đình ông Thành cung cấp ra thị trường khoảng 15 tấn quả vải tươi. Ước tính sau vụ này trừ mọi chi phí, ông Thành có dư được gần 300 triệu đồng.
“Lúc ra hoa thời tiết không thuận lợi nên sản lượng đã bị giảm, nhưng so với năm ngoái thì tổng sản lượng không chênh là bao bởi chất lượng quả được cải thiện. Không chỉ quả đẹp, mọng, đều mà cây vải cũng khỏe hơn khi triển khai sản xuất theo mô hình này” - ông Thành giới thiệu.
Cách nhà ông Thành không xa là gia đình ông Phạm Văn Dũng đã thu hoạch xong 5 tấn vải tươi. Vụ này vợ chồng ông dôi ra được 150 triệu đồng.
“Đúng là như mơ vậy, trước đây đến điểm cân thì bị ép giá, trừ lùi, còn giá chỉ vài ngàn đồng/kg. Năm nay thì giá bán luôn ở mức khoảng 30.000 đồng/kg nên sau mùa vụ gia đình nào cũng để ra được một khoản kha khá” - ông Dũng cười tươi.
Theo ông Dũng, việc sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP buộc người trồng phải tuân thủ quy trình chăm sóc, thu hoạch, đóng gói kỹ lưỡng, đặc biệt không còn chuyện sử dụng “bạt mạng” thuốc trừ sâu nữa.
Chất lượng quả vải được nâng lên rõ rệt, nên ngay từ đầu vụ lượng vải thu hoạch đã được tiêu thụ hết.
Ông Nguyễn Văn Đông - chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang - cho biết: “Quan điểm của các hộ nông dân giờ đây là mình vừa sản xuất sạch vừa tìm kiếm thị trường, vì khi đã có sản phẩm tốt thì bạn hàng sẽ tìm đến mình...”.
Chỉ tính riêng một ngày, Hợp tác xã sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang đã thực hiện việc sơ chế đóng gói khoảng 20 tấn vải phục vụ thị trường xuất khẩu.
Theo quy trình, vải sau khi hái từ trên cây xuống sẽ được đưa đến xưởng chọn lọc lấy quả đẹp, sau đó đóng vào hộp nhựa cho chạy qua băng chuyền để loại bỏ bụi bẩn và sâu bọ rồi mới đưa vào phòng lạnh đạt chuẩn để bảo quản.
Tất cả được diễn ra trong môi trường khép kín, nhờ vậy có thể bảo quản lên đến hàng chục ngày.
Đáp ứng tất cả đơn hàng
Theo thống kê của UBND huyện Lục Ngạn đến chiều 1-7, toàn huyện đã thu hoạch và tiêu thụ trên 70.000 tấn so với tổng sản lượng cả năm dự kiến là 118.000 tấn, giá trị ước đạt 1.770 tỉ đồng.
Bên cạnh tiêu thụ nội địa trên 30.000 tấn, lượng vải xuất khẩu đi Malaysia, Trung Quốc, Úc, Mỹ, Trung Đông... ước đạt trên 40.000 tấn.
Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn - cho biết trồng theo tiêu chuẩn Mỹ sản lượng đã tăng lên rõ rệt từ khoảng 9 tấn/ha lên 12-13 tấn/ha, có hộ gia đình chăm sóc tốt năng suất đạt 15 tấn/ha.
Hiện nay vải Lục Ngạn loại 1 đáp ứng tất cả các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc...
Ngoài ra, vải loại 2, loại 3 cũng đang được mua ở giá cao từ 11.000 đồng đến khoảng 20.000 đồng/kg chiếm sản lượng lớn ở thị trường Trung Quốc và thị trường trong nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và các tỉnh phía Nam.
“Có những bạn hàng không yêu cầu cao thì nông dân chỉ cần thu hái xong, đóng vào bao in hình logo thương hiệu rồi nhập cho họ luôn.
Thị trường khó tính phải qua sơ chế, bảo quản, chiếu xạ cẩn thận mới xuất. Quả vải thiều Lục Ngạn đang lấy được cảm tình rất tốt từ bạn hàng, nên mục tiêu chúng tôi đặt ra là phải đưa yếu tố chất lượng lên hàng đầu” - ông Bình thông tin.
Không giới hạn sản lượng vào Mỹ Năm 2015, Mỹ cho phép nhập khẩu 600 tấn vải thiều của VN vào thị trường, ngay sau đó UBND tỉnh Bắc Giang có chỉ đạo Sở NN&PTNT xây dựng một đề án giúp huyện Lục Ngạn xây dựng 100ha theo mô hình GlobalGAP nhằm đáp ứng tiêu chuẩn vào thị trường Mỹ. Một thời gian sau, Bộ KH-CN giúp huyện mở rộng lên trên 200ha. Để đủ tiêu chuẩn GlobalGAP, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông qua Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã cấp mã vùng quản lý qua vệ tinh. Sau khi đã sản xuất theo đúng quy trình, một doanh nghiệp của Mỹ tiếp tục cấp giấy chứng nhận. Đến năm 2016, phía Mỹ không còn giới hạn số lượng xuất khẩu. Trong 105ha đầu tiên theo tiêu chuẩn GlobalGAP, người dân được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón và miễn kinh phí mời chuyên gia đến đánh giá. == Sẽ cắt giảm diện tích kém hiệu quả Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn - thông tin năm 2016 ngoài diện tích trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, toàn huyện đã trồng được khoảng 10.500ha theo tiêu chuẩn VietGAP trong tổng diện tích 16.300ha vải thiều. “Sau vụ vải lần này, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát cắt giảm những diện tích ở khu vực đồi cao, thiếu nước, hiệu quả thấp sang trồng các cây khác. Diện tích trồng vải thiều sẽ được giữ ổn định. Thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình sản xuất tiêu chuẩn cao mà phía Mỹ đã cấp các mã vùng” - ông Bình nhấn mạnh. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…