Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2022 | 11:13

Khi biến đổi khí hậu được coi là bình thường mới ở ĐBSCL

Tại Hội thảo Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng ĐBSCL diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết thay đổi lớn hơn cùng với nhiễm mặn đã được coi là bình thường mới ở ĐBSCL.

Điến đổi khí hậu là bình thường mới

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các biện pháp can thiệp chính trong khung tích hợp (cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái, con người/sinh kế) và cơ chế điều phối để giúp ĐBSCL tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong đó, nhiều ý kiến đã chỉ ra những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp như: một bộ phận nông dân chưa biết đến tác động của BĐKH; các địa phương lo ngại diễn biến BĐKH ngày càng phức tạp không theo quy luật; ranh giới vùng mặn - ngọt thay đổi nhanh. Đồng thời, nhấn mạnh đến sự cần thiết hỗ trợ chuyển đổi phương thức sản xuất chuyên nghiệp hơn, nhất là trong khâu tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chất lượng để tăng tính cạnh tranh cho nông sản.

 

Do đập thủy điện thượng nguồn tích nước nên năm nay lũ về ĐBSCL thấp.

 

Với Nghị quyết 120 của Chính phủ được ban hành năm 2017, Việt Nam đã đạt được một cột mốc đột phá, đánh dấu sự khởi đầu từ cách tiếp cận phòng thủ khí hậu thường thấy để hướng tới mô hình chủ động sống chung với thiên nhiên. Tác động của BĐKH, nước biển dâng, thời tiết thay đổi lớn hơn cùng với nhiễm mặn đã được coi là bình thường mới của ĐBSCL. Đã bắt đầu có chuyển đổi trong tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận đối với phát triển và quy hoạch ở cấp vùng - từ quy mô nông hộ nhỏ và quan điểm của tỉnh sang liên tỉnh và toàn vùng đồng bằng; từ quan điểm ngành ngắn hạn sang cách tiếp cận dài hạn, đa ngành và tổng hợp. Nền tảng của sự chuyển đổi này là quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL và chương trình tổng thể chuyển đổi nông nghiệp vùng.

Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam bà Carolyn Turk cho biết: “WB đã đồng ý phát triển một dự án mới ở ĐBSCL nhằm hỗ trợ giải quyết các thách thức về quản lý tài nguyên nước và xây dựng sinh kế nông nghiệp trong thời kỳ BĐKH. Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ thông qua việc huy động kiến thức hiện đại, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để thực hiện tầm nhìn và mục tiêu của các bạn”.

Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nói: “Chúng tôi nhận thấy đã bắt đầu có chuyển đổi trong tư duy, tầm nhìn và cách tiếp cận đối với phát triển và quy hoạch ở cấp vùng - từ quy mô nông hộ nhỏ và quan điểm của tỉnh sang liên tỉnh và toàn vùng đồng bằng; từ quan điểm ngành ngắn hạn sang cách tiếp cận dài hạn, đa ngành và tổng hợp. Nền tảng của sự chuyển đổi này là quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long và chương trình tổng thể chuyển đổi nông nghiệp vùng”.

Theo bà Carolyn Turk, với Nghị quyết 120 của Chính phủ đã đạt được một cột mốc đột phá, đánh dấu sự khởi đầu từ cách tiếp cận phòng thủ khí hậu thường thấy để hướng tới mô hình “chủ động sống chung với thiên nhiên”. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết thay đổi lớn hơn cùng với nhiễm mặn đã được coi là bình thường mới của ĐBSCL.

 

Hiện, WB đã triển khai hỗ trợ nhiều dự án tại ĐBSCL, điển hình như chuyển đổi mô hình sinh kế mùa lũ nâng cao thu nhập cho nông dân tại 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp gồm: Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự tạo điều kiện sản xuất, lựa chọn được các loại hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu để cho người dân có thêm thu nhập, đảm bảo ổn định và an sinh xã hội trong mùa lũ.

Tại cống kiểm soát, điều tiết mặn, ngọt Vũng Liêm đặt tại lòng sông Vũng Liêm, thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Công trình nằm trong tiểu dự án kiểm soát nguồn nước thích ứng biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thuộc Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL) do WB tài trợ. Cùng với các công trình khác ở địa phương, cống Vũng Liêm góp phần tiêu úng kiểm soát mặn ngọt cho gần 28.500ha đất nông nghiệp và hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân hai tỉnh này.

 

Chuyển sang trồng lúa carbon thấp

Tại Hội thảo, WB công bố cáo với tiêu đề “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp. Chuyển đổi sang trồng lúa carbon thấp giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải trong khi vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh. Theo đó, chuyển sang trồng lúa carbon thấp sẽ có tiềm năng cao nhất để Việt Nam đạt mục tiêu cắt giảm 30% lượng khí mê-tan vào năm 2030, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu chiến lược này. Việt Nam có thể chuyển đổi ngành lúa gạo bằng việc cắt giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng sản lượng, tăng cường khả năng chống chịu và đa dạng hóa sản xuất. Việc chuyển đổi này đòi hỏi đầu tư đáng kể và cải cách chính sách lớn để điều chỉnh các biện pháp khuyến khích cũng như phối hợp hành động của các bên liên quan ở tất cả các cấp.

 

Hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng chịu tác động BĐKH là yêu cầu cấp bách.

 

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết: “Ngành nông nghiệp, cho dù đạt rất nhiều thành tựu, vẫn là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Đã đến lúc bắt buộc phải chuyển đổi sang phương thức canh tác carbon thấp hơn - càng chần chừ lâu, chi phí sẽ càng cao. Kinh nghiệm cho thấy chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh thông qua phân bổ đầu tư công một cách chiến lược và tăng cường môi trường thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp xanh và hiện đại”.

Theo báo cáo, lúa ở Việt Nam được trồng trên hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp, chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí thải mê-tan. Dựa trên những ước tính thận trọng, việc cải thiện quản lý nước và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu đầu vào như: giống, phân bón và thuốc trừ sâu có thể giúp người nông dân quy trì hoặc tăng sản lượng từ 5 đến 10%; đồng thời giảm chi phí đầu vào từ 20-30%, từ đó tăng lợi nhuận ròng ở mức khoảng 25%.

Quan trọng hơn, những kỹ thuật cải tiến này cũng sẽ giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính tới 30%. Những cách tiếp cận như vậy đã được thí điểm thành công trên hơn 184.000 ha lúa canh tác trong khuôn khổ dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững ở Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

 

Việc chuyển đổi sang trồng lúa carbon thấp giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải trong khi vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh.

 

Ông Benoît Bosquet, Giám Đốc Khu vực về Phát triển Bền vững của Ngân hàng Thế giới, khu vực Đông Á -Thái Bình Dương cho rằng: “Những phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả. Nếu chúng ta có thể mở rộng quy mô trên toàn ngành nông nghiệp, nó sẽ giúp Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng không vào năm 2050”.

Cần chiến lược phát triển bền vững

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết: “ĐBSCL cần chuyển sang trạng thái, cách tiếp cận tích cực hơn. Câu chuyện thích ứng với BĐKH là chuyện của đồng bằng chứ không phải chuyện riêng lẻ của từng tỉnh trong vùng. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang tập trung để tăng tỷ trọng trong lĩnh vực thủy sản và cây ăn trái, giảm lúa gạo. Quy hoạch 3,8 triệu héc-ta trồng lúa là linh hoạt có độ mở chứ không đóng khung”.

 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cần chú trọng tới những việc thực hiện Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững.

 

Theo Bộ trưởng, nếu nhìn tổng thể ĐBSCL với cặp mắt tích cực hơn, từ những điều sẵn có chúng ta có thể "biến hóa" thành có nhiều hơn nữa tại vùng ĐBSCL. Bởi vậy, đồng bằng sông Cửu Long cần chuyển sang trạng thái, cách tiếp cận tích cực hơn.

Câu chuyện thích ứng với biến đổi khí hậu là chuyện của đồng bằng chứ không phải chuyện riêng lẻ của từng tỉnh trong vùng. Ngành nông nghiệp Việt Nam đang tập trung để tăng tỷ trọng trong vực thuỷ sản và cây ăn trái, giảm lúa gạo. "Chúng ta có một chương trình hỗ trợ ĐBSCL từ Ngân hàng thế giới và chúng ta phải tư duy từ gói hỗ trợ này, địa phương sẽ được gì, ĐBSCL được gì? Chúng ta cần phải mở rộng tư duy", ông Lê Minh Hoan nói.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, khi ông còn là Bí thư tỉnh Đồng Tháp, 1 vị doanh nhân người Úc đã nói với Bộ trưởng rằng, ở nước Úc, người dân không biết Đồng Tháp, An Giang hay Cần Thơ nhưng nhắc đến Mekong Delta, ai cũng biết bởi nó đã thành thương hiệu nằm trong những quyển sách về 5 Đồng bằng lớn Thế giới. Vì thế, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chú trọng tới những việc thực hiện Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững.

Hoàng Văn (tổng hợp)

 

Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top