Cục Xúc tiến thương mại dự báo thời gian tới xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang Brazil tăng cao khi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được gỡ bỏ toàn bộ.
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) trong 2 năm qua, mặc dù dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhưng hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Brazil vẫn có sự tăng trưởng, doanh nghiệp hai bên vẫn còn nhiều cơ hội nâng cao kinh ngạch thương mại trong thời gian tới vì cơ cấu hàng hóa trong trao đổi giữa hai nước mang tính bổ sung cho nhau.
Tại phiên tư vấn, ông Ngô Xuân Tỵ - Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil sẽ giới thiệu tổng quan thị trường Brazil, vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này. Ngoài ra, 5 nhà nhập khẩu trên nhiều lĩnh vực, đơn vị logistics, doanh nghiệp thương mại sẽ chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với thị trường Brazil.
Theo đó, Brazil là thị trường tiêu thụ lớn nhất khu vực Nam Mỹ với quy mô dân số lên đến 200 triệu người. Trung bình mỗi năm, Brazil nhập khẩu hơn 236 tỷ USD hàng hóa; trong đó có 30% hàng hóa đến từ khu vực châu Á.
Hiện, Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ, ngược lại Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa 2 nước vẫn còn khiêm tốn, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm 1,4 % nhu cầu nhập khẩu của Brazil. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như da giày, quần áo chỉ đáp ứng khoảng 6 - 7% nhu cầu tiêu thụ của Brazil. Vì vậy Brazil vẫn là thị trường giàu tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam.
Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng của Việt Nam rất được người tiêu dùng Brazil quan tâm. Mặc dù vậy, thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường này còn rất khiêm tốn, chỉ ở mức 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm của Brazil.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil đạt 533,2 triệu USD, tăng 3,5%; Việt Nam nhập khẩu từ Brazil đạt 1,175 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021.
Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh ở một số mặt hàng, như sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 242.4 nghìn USD, tăng 333%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 609,79 nghìn USD, tăng 25,6; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 40,58 triệu USD, tăng 52,93%; hàng thủy sản đạt 32,16 triệu USD, tăng tới 73% so; cao su đạt 6,85 triệu, tăng 66,81%, điện thoại các loại và linh kiện đạt 191 triệu USD, tăng 39,54% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Xúc tiến thương mại dự báo thời gian tới xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang Brazil tăng cao khi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được gỡ bỏ toàn bộ và chiến dịch tiêm vắc xin được thực hiện trên toàn quốc với tốc độ nhanh với tỷ lệ phủ song vắc xin cao. Các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có thể thúc đẩy phát triển thị trường Brazil khi nhu cầu tiêu dùng rất cao và Brazil không phải là thị trường khó tính.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…