Tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 168 sản phẩm OCOP với 130 chủ thể tham gia. Tổng kinh phí dự kiến đầu tư cho Chương trình OCOP giai đoạn 2021- 2025 toàn tỉnh là 80 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) năm 2022. Theo đó, đã có 23 sản phẩm của 13 chủ thể được công nhận đạt các hạng từ 3- 4 sao.
Trong đó, công nhận 15 sản phẩm OCOP Lâm Đồng của 6 chủ thể hạng 4 sao, gồm: Cà phê phin giấy chocolate, Cà phê phin giấy Arabica, Cà phê phin giấy Đẳng sâm, Cà phê phin giấy Linh chi, Cà phê đặc sản Arabica yellow Bourbon, Cà phê đặc sản Arabica Caturra cùng mang thương hiệu Chappi Mountains Coffee của Công ty TNHH Daisy International.
Sản phẩm bột cần tây nguyên chất, bột cần tây cỏ ngọt, bột rau diếp cá cỏ ngọt, bột rau má đường phèn, bột rau má dừa đậu xanh mang thương hiệu Dalat ICHIFOODS của Công ty TNHH ICHIFOODS; Rau xà lách thủy canh – Rừng hoa Bạch Cúc của Công ty TNHH Rừng hoa Bạch Cúc; Cà rốt baby – Trường Phúc của Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc; Trà Olong Tam Dương của Công ty TNHH Tam Dương; Bơ LĐ 034 Bình Minh của HTX Thương mại dịch vụ Bình Minh.
Bên cạnh đó, công nhận 8 sản phẩm OCOP Lâm Đồng của 7 chủ thể hạng 3 sao, gồm: Đông trùng hạ thảo khô – DKM của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DKM; Cafe Orico No1 của Công ty TNHH Ân Đức Phúc; Trà Olong - Việt Vương, trà đen - Việt Vương của Công ty TNHH Trà Việt Vương; Hạt bí Nhật - Nhật An của Cơ sở Bột bí Nhật An; Bơ LĐ 034 Sang Trọng của Tổ hợp tác Sang Trọng; Bơ LĐ 034 Nông trại Huyền Phú của hộ kinh doanh Trương Viết Phú; Bơ LĐ 034 Dậu Loan của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Dậu.
Kết quả công nhận, xếp hạng này có giá trị trong vòng 3 năm. Các sản phẩm được công nhận sẽ được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, được sử dụng logo OCOP và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm theo quy định của Chương trình mỗi xã một sản phẩm và các quy định hiện hành. UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực chương trình OCOP) công bố công khai các sản phẩm đã được công nhận và hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các chủ thể thực hiện việc in logo OCOP, thứ hạng sao trên bao bì sản phẩm được công nhận.
Tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 168 sản phẩm OCOP với 130 chủ thể tham gia. Tổng kinh phí dự kiến đầu tư cho Chương trình OCOP giai đoạn 2021- 2025 toàn tỉnh là 80 tỷ đồng…
Tính đến hết năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 123 sản phẩm được công nhận OCOP, vượt xa mục tiêu đề ra theo lộ trình. Trong đó, có 51 sản phẩm 3 sao, 65 sản phẩm 4 sao và 7 sản phẩm được xếp 5 sao. Đặc biệt, Lâm Đồng có 2 sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ công nhận OCOP quốc gia; đó là sản phẩm Trà Nhất Diệp Nguyên Hương và Cao ống Atiso của Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng.
Nhằm triển khai các giải pháp phát triển thị trường nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh phù hợp với trạng thái bình thường mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất, Ban Chỉ đạo Xúc tiến thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch “Phát triển thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP” năm 2022. Trong đó nêu rõ, cần tổ chức sản xuất nông nghiệp thành vùng hàng hóa lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản của tỉnh. Hỗ trợ các thủ tục liên quan, đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói… đối với các nông sản như sầu riêng, chuối, bơ, măng cụt.
Tăng cường hỗ trợ các Hợp tác xã, hộ sản xuất áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP, 4C, UTZ, Halal, Oganic...); đồng thời, thường xuyên kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch rải vụ cây ăn quả chủ lực (sầu riêng, bơ) thích ứng với biến đổi khí hậu và điều tiết tổ chức sản xuất…
Bên cạnh đó, phát triển sơ chế, chế biến gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản và sản phẩm OCOP của tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; trong năm 2022 phát triển mới 20 chuỗi liên kết gắn sản sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tập trung vào các sản phẩm như rau, hoa cắt cành, trái cây (sầu riêng, chuối, bơ).
Đồng thời, triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó, hỗ trợ để các mặt hàng nông sản và sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh được bán trực tuyến qua các phần mềm bán hàng điện tử như Lazada, Shopee, Alibaba... Xây dựng và vận hành thử nghiệm trang thương mại điện tử nông sản tỉnh Lâm Đồng./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.