Trong 5 năm tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành đưa vào sử dụng 944,87km kênh mương, 470,62km đường nội đồng, 550 nhà văn hóa thôn, góp phần đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến hết năm 2020 dự kiến lên 47 xã/124 xã đạt 37,9%.
Ngày 22/5/2016 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang đã ra Nghị quyết số 15-NQ/TU (Nghị quyết 15) về kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ nhân dân gắn với sân thể thao và khuôn viên giai đoạn 2016-2020.
Sau khi Nghị quyết 15 được ban hành, HĐND tỉnh Tuyên Quang ra Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND về quy định cụ thể mức hỗ trợ đối với từng hạn mục; UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành 3 Quyết định phê duyệt các Đề án để triển khai thực hiện.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, trong 5 năm (2016-2020) Tuyên Quang đã hoàn thành đưa vào sử dụng 944,87km kênh bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn, nâng tổng số kênh được kiên cố hóa toàn tỉnh dự kiến đến hết năm 2020 lên 2.871,82km/3.712,39km đạt 77,36%, vượt mục tiêu Nghị quyếtsố 15 là 7,36%.
Hoàn thành đưa vào sử dụng 470,62km đường nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa, nâng tổng số đường nội đồng được bê tông hóa toàn tỉnh dự kiến đến hết năm 2020 lên 702,906km/1.639,46km đạt 42,87%, vượt mục tiêu Nghị quyết số 15 là 7,87%.
Đưa vào sử dụng 550 nhà nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao và khuôn viên, nâng tổng số nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định toàn tỉnh dự kiến đến hết năm 2020 lên 1.183 nhà/1.739 nhà, đạt 68,02%, vượt mục tiêu Nghị quyết số 15 là 28,02%.
Tổng kinh phí thực hiện 03 công trình theo các Đề án được phê duyệt khoảng 1.366.336,592 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ là 928.594,084 triệu đồng (chiếm 67,96%), nhân dân đóng góp 437.742,508 triệu đồng (chiếm 32,04%). Ngoài ra, nhân dân trong tỉnh còn tự nguyện hiến 113.098,5m2 đất để lấy mặt bằng thi công xây dựng các công trình.
Sau 05 năm thực hiện chính sách hỗ trợ với phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ” giờ đây diện mạo nông thôn của Tuyên Quang có nhiều thay đổi, việc đầu tư xây dựng 03 công trình như những “luồng gió mới” làm đổi thay bộ mặt của nông thôn, trở thành cầu nối giúp nhân dân đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và hoàn thành kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Tuyên Quang đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương ban hành chính sách tiếp tục thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng 03 công trình trong giai đoạn 2021-2025.
Tại Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 15 diễn ra ngày 24/9, UBND tỉnh Tuyên Quang đã tặng bằng khen cho 50 tập thể và 89 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU tỉnh Tuyên Quang kiên cố hóa 944,87km kênh mương (cấu kiện bê tông đúc sẵn) với tổng kinh phí 822.340,37 triệu đồng; Bê tông hóa hơn 470 km đường giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa, tổng kinh phí đầu tư ước 288.683,22 triệu đồng; xây dựng 550 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân với kinh phí 255.313,00 triệu đồng. Cấu kiện kênh bê tông thành mỏng đúc sẵn mặt cắt parabol là sản phẩm mới ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực Thủy lợi với mặt cắt kênh Parabol cấu tạo lòng máng với bề mặt trơn nhẵn nên đã tăng lưu lượng dẫn nước khoảng 10-12%, ít xảy ra hiện tượng rò rỉ, thất thoát nước trong kênh, dễ dàng nạo vét bùn đất bồi lắng lòng kênh hơn các loại kênh có mặt cắt khác; tổ chức thi công nhanh, quản lý kỹ thuật đơn giản; quá trình quản lý khai thác thuận tiện, khi quy hoạch lại đồng ruộng hoặc điều chỉnh thay đổi tuyến kênh có thể tháo ra, di chuyển và lắp đặt lại vị trí khác thuận lợi dễ dàng. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…