Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam vừa qua của Thủ tướng Australia Scott Morrison tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giới thiệu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và đề nghị đẩy mạnh hợp tác về năng lượng, dầu khí...
Trong thời gian ở Australia, đoàn công tác của PVN đã làm việc với các Tập đoàn Origin Energy, Woodside về khả năng hợp tác và cung cấp LNG cho thị trường Việt Nam và Tập đoàn Yancoal Australia Ltd (Yancoal), Tập đoàn Glencore về khả năng cung cấp than, vận tải.
Với đối tác Origin và Woodside, đây là hai Tập đoàn lớn của Australia cùng tháp tùng Thủ tướng Scott Morrison sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tập đoàn Origin Energy đã từng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực thượng nguồn (Lô 121 ngoài khơi Việt Nam), nhưng tại Australia, Origin Energy hoạt động chủ yếu vào lĩnh vực khí và chế biến sâu. Tập đoàn Woodside có trụ sở chính tại thành phố dầu khí Perth, bang Tây Australia, đây là Tập đoàn hàng đầu của Autralia trong lĩnh vực khí, LNG, LPG và các sản phẩm chế biến từ khí. Woodside thực sự mong muốn và quan tâm đến việc cung cấp LNG cho thị trường Việt Nam và đặc biệt quan tâm đến hợp tác với PV Gas trong lĩnh vực này.
Tập đoàn Yancoal là một trong những doanh nghiệp khai thác than lớn nhất của Úc, được thành lập năm 2004, trong đó cổ đông lớn nhất là của Trung Quốc sở hữu 62,26% cổ phần. Trong lĩnh vực than nhiệt, Yancoal đã làm chủ được chuỗi cung ứng, bao gồm: thăm dò và phát triển; khai thác và sản xuất; chế biến, pha trộn và hậu cần. Yancoal có danh mục sản phẩm đa dạng và có thể chế biến phối trộn các loại than tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Glencore là một tập đoàn thương mại và khai thác đa quốc gia có trụ sở tại Baar, Thụy Sĩ với 90 văn phòng đại diện tại 50 quốc gia cùng gần 160.000 nhân viên, xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất thế giới do Fortune Global đánh giá. Glencore đang hoạt động kinh doanh khoảng 90 mặt hàng, thuộc ba ngành nghề chính là Kim loại & Khai khoáng, Năng lượng (dầu mỏ và than) và Nông nghiệp. Trong lĩnh vực than, Glencore đã khẳng định được vị trí của mình trong toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm: thăm dò và phát triển; khai thác và sản xuất; chế biến, pha trộn và hậu cần với việc sở hữu và tham gia góp vốn tại 28 mỏ than ở các quốc gia Australia, Nam Phi, Mỹ, Indonesia và Colombia.
Cũng tại Australia, Tập đoàn DKVN và các đơn vị đã làm việc với các đối tác Santos, Chevron và Welhunt Corporation về các lĩnh vực cung cấp khí, LNG, than và khoáng sản. Đây cũng là các đối tác lớn và rất tiềm năng, trong đó có Santos và Chevron là các công ty đã có hoạt động dầu khí tại Việt Nam.
Nhìn chung, chuyến công tác Australia của Tập đoàn DKVN đã diễn ra tốt đẹp, các đối tác của Australia đánh giá rất cao mối quan hệ và khả năng hợp tác với PVN trong lĩnh vực khí, khoáng sản và năng lượng v.v. đặc biệt là đích thân Chủ tịch HĐTV dẫn đầu đoàn công tác thể hiện sự quan tâm và tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn DKVN và các đối tác Australia, phù hợp với các điều kiện cho hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước, cũng như phù hợp với nội dung Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà cả hai nước đều thành viên.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…