Quảng Ngãi: Cánh đồng lúa lớn cho thu nhập trên 43 triệu đồng/ha
Cánh đồng mẫu lớn, với qui mô 25ha, sử dụng giống lúa TBR225, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha, cao hơn giống đại trà 9 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà khoảng 8-10 triệu đồng/ha.
Vụ đông xuân 2017-2018, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) phối hợp UBND xã Nghĩa Phương và HTX NN Bắc Phương triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn, với qui mô 25ha, 150 hộ nông dân tham gia.
Cánh đồng mẫu lớn tại xã Nghĩa Phương mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các vùng bố trí sán xuất lúa theo qui mô cánh đồng lớn được bố trí tập trung liên vùng tại xứ đồng Bàu Miếu và Đồng Sau tại xã Nghĩa Phương. Vùng đất này đã thực hiện dồn điền đổi thửa.
Giống lúa được sử dụng trong cánh đồng lúa lớn này là TBR225. Giống lúa TBR225 là giống lúa thuần bản quyền Cty CP TCy Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinhseed) chọn tạo, đã được khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm quốc gia, được Hội đồng KHCN Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia năm 2014. Thuộc nhóm giống trung ngày, từ Đà Nẵng trở vào có thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 105-110 ngày, chiều cao cây trong bình, cứng cây, trỗ thoát, dạng hình đẹp, đẻ gọn. Năng suất trung bình từ 70-75 tạ/ha.
Để tạo điều kiện cho nông dân, ThaiBinhseed cung ứng giống đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tư Nghĩa cùng các ngành liên quan và ThaiBinhseed tập huấn hướng dẫn nông dân quy trình canh tác.
Ngày 21/4, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tư Nghĩa phối hợp với ThaiBinhseed tổ chức Hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá khách quan hiệu quả mô hình và tính ưu việt của giống lúa nói trên.
Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá giống TBR225 có tiềm năng năng suất cao trên chân đất có thâm canh. Năng suất giống lúa TBR225 trong mô hình đạt bình quân đạt 75-80 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 9 tạ/ha.
Giống lúa TBR225 vụ ĐX 2017-2018 sử dụng trong cánh đồng mẫu lớn tại xã Nghĩa Phương mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giống lúa TBR225có sức sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, chống chịu sâu bệnh và chống đổ ngã tốt; thích ứng rộng, trổ tập trung, dạng hình to bông, cơm ngon, thích hợp nhiều chân đất khác nhau.
Về hiệu quả kinh tế, tổng thu trong mô hình đạt trên 43 triệu đồng/ha, cao hơn so với ruộng đại trà (trên 35 triệu đồng/ha) khoảng 8 triệu đồng/ha.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ThaiBinhseed khuyến cáo bà con nên giảm lượng giống gieo sạ từ 100kg/ha xuống 70-80 kg/ha. Giống lúa TBR225 phù hợp với vụ đông xuân tại miền Trung, tuy nhiên đối với vụ hè thu cần có thêm thời gian để thử nghiệm để đánh giá tính thích nghi của giống...
Với 22 chương trình tín dụng chính sách hiện đang phục vụ nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, 20 năm qua, NHCSXH đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo vươn lên hóa giải hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới, đó là việc làm và phát triển kinh tế.
Với 2 “chiếc gậy” chính sách là Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14 và Nghị quyết số 120/2020/NQ-QH14 của Quốc hội cùng quyết tâm hành động của Chính phủ, các cấp, các ngành và từng người dân, vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa sẽ mau chóng tiến kịp miền xuôi…
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH đã được triển khai đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng giúp các hộ vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Mô hình xã nông thôn mới thông minh Giao Phong (Giao Thủy-Nam Định) là một trong 9 mô hình trên cả nước vừa được Bộ trưởng Bộ NN và PTNT phê duyệt vào danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình lưu giữ nhiều bài thuốc Nam gia truyền, dù là giáo viên dạy âm nhạc hơn 10 năm, nhưng chính chữ ”duyên” đã kéo chị Nguyễn Thị Hà về với đam mê tinh chế dược liệu và trở thành chủ sở hữu các sản phẩm thảo dược thiên nhiên mang nhãn hiệu Come-on được nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài biết đến.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Hội Làm vườn và Nuôi ong tỉnh Hưng Yên vẫn cùng hội viên, nông dân vượt qua khó khăn, tiêu thụ được hàng nghìn tấn nhãn.