Quảng Ngãi xây dựng cánh đồng SX lúa, gạo theo tiêu chuẩn VietGAP
Sản xuất lúa, gạo theo tiêu chuẩn VietGAP đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao và hiệu quả về môi trường…
Vụ đông xuân 2017-2018, Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT đã liên kết với các HTX NN tại xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức triển khai sản xuất 39ha lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tham gia thực hiện mô hình có 360 hộ nông dân của xã Đức Thạnh. Các hộ tham gia mô hình được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng II tập huấn và cấp chứng chỉ tham gia mô hình VietGAP. Mỗi hộ tham gia mô hình được cấp sổ ghi chép vật tư (giống, phân bón, chất bổ sung, thuốc BVTV) và nhật ký quá trình sản xuất đồng ruộng.
Giống lúa được sử dụng trong mô hình là giống Bắc Thịnh. Đây là giống lúa thuần, cơm mềm, dẻo, thơm nhẹ, do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa chọn tạo và được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức năm 2016. Giống có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày, vụ đông xuân từ 110-115 ngày, vụ hè thu và vụ mùa từ 90-95 ngày.
Lượng giống gieo sạ 5kg/sào Trung bộ (500m2). Sử dụng phân bón của Công ty CP phân bón hữu cơ Humics Quảng Ngãi. Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng cho từng loại cây trồng tại Việt Nam theo qui định.
Ngày 20/4, Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT đã tổ chức Hội nghị tham quan Cánh đồng sản xuất lúa, gạo theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá năng suất lúa trong mô hình ước đạt 65 tạ/ha, tương đương sản lượng 253,5 tấn lúa khô trên toàn bộ diện tích mô hình, nếu tính tỷ lệ gạo trung bình của giống là 68% thì tỷ lệ gạo đạt tiêu chuẩn bao bì khoảng 65%, tương đương 164,8 tấn gạo.
Gạo lúa giống Bắc Thịnh được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT đóng gói với thương hiệu “Gạo Ấn Trà”. Nhãn hiệu gạo Ấn Trà đã được đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Về hiệu quả kinh tế, hạch toán cho thấy, chi phí sản xuất trong mô hình thấp hơn đại trà, trong khi đó, thu từ mô hình lại cao hơn sản xuất đại trà. Lãi do giảm chi (phân bón, thuốc BVTV) và năng suất cao hơn đại trà trên 5 triệu đồng/ha. Ngoài ra, phần lãi nhờ liên kết bao tiêu sản phẩm tăng 15% so với giá sản phẩm đại trà trên 5,8 triệu đồng/ha. Như vậy, tổng giá trị lãi sản xuất lúa trong mô hình cao hơn so với đại trà trên 10,8 triệu đồng/ha
Hiệu quả về môi trường, xã hội là hạn chế sử dụng thuốc BVTV, hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước, không khí, đất. Sử dụng phân bón NPK cân đối, hợp lý, hạn chế dư thừa lượng nitrat (NO3) trong gạo, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Nhằm tạo vùng liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao, ổn định vùng nguyên liệu, phục vụ nhu cầu thị trường và kiểm soát được chất lượng sản phẩm; giúp nông dân thay đổi tư duy làm ăn mới, sản xuất hàng hóa theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn, gia tăng giá trị thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Góp phàn thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Huyện Long Phú là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tăng cả về năng suất lẫn chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.