Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 7 năm 2021 | 17:59

Thức, ngủ 24/24h cùng sâm quốc bảo trên khối núi Ngọc Linh

Để bảo vệ vườn sâm quốc bảo trên khối núi Ngọc Linh, địa phận xã Măng Ri, bà con dân tộc Xê Đăng phải làm lán giữa rừng già và thức, ngủ cùng sâm 24/24h.

 Tp trực 3 ca/đêm

Chúng tôi đến Tu Mơ Rông vào một ngày chính hạ, nhưng giữa lưng chừng khối núi Ngọc Linh vẫn se lạnh, vì đây là nhiệt độ thích hợp với cây sâm quốc bảo. Dẫn chúng tôi lên núi là anh A Lê, thôn Đắk Dơn, xã Măng Ri, anh cho biết, đây là vườn sâm của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), diện tích 3,2ha, trồng từ năm 2018 đến nay. Hiện, cây sâm khoẻ mạnh, phát triển tốt và được canh phòng cẩn mật 24/24h. 

 

a4.jpg

 Anh A Lê (phi) cùng cán btrong vườn sâm của huyn Tu Mơ Rông

 

Tuy  nhiên, không phải đến nay bà con Măng Ri mới tổ chức trồng sâm, hơn 40 năm trước, người dân Tu Mơ Rông đã trồng sâm trên núi Ngọc Linh, ở độ cao từ 1.500 –  1.900m (nơi cao nhất 2.598 m).

Khối núi Ngọc Linh chủ yếu là cây rừng rậm, độ che phủ trên 80%, rất thích hợp với cây sâm Ngọc Linh. Vào mùa mưa, bà con thường đi rừng tìm sâm Ngọc Linh, song tỷ lệ sâm tự nhiên ngày càng ít, nên đã đem về trồng ở vườn nhà để làm giống, lấy hạt.

Anh A Lê cho biết, tổ canh gác, chăm sóc sâm của huyện có 10 người, trong đó có 3 người chuyên canh gác sâm, cả ngày lẫn đêm. Khởi đầu 1 ngày/đêm canh sâm của họ như sau, khoảng 7h tối, sau khi cơm nước xong, cả 3 người đều lên vườn sâm, đi tuần, canh gác, đến 10h đêm thì quay về ngủ. Đến 1 – 2h sáng lại dậy đi tuần tra, 5h sáng hôm sau mới trở về lán, nấu cơm ăn sáng, ăn xong lại bắt đầu một ngày làm việc mới.

Công việc ở vườn sâm diễn ra theo một vòng tuần hoàn suốt cả ngày/đêm như vậy. Buổi ngày ai có việc đột xuất cần về nhà, thì phải thay phiên nhau. Công việc  chính của họ là gom mùn trong rừng để phủ cho gốc sâm, phát cỏ xung quanh vườn. Địa điểm này rất thích hợp cho việc trồng sâm quốc bảo, do độ mùn dày, có nơi trên 20cm, trung bình 10cm, do vậy, cây sâm vẫn phát triển tốt như ở độ cao 1.900 – 2.250 m, nơi được xem là “thánh địa” của sâm Ngọc Linh.

Anh A Chung, thôn Đắk Zon, cũng là thành viên trong tổ trồng sâm, và là người trồng sâm lâu nhất ở Măng Ri cho biết, người dân thường trồng sâm ở những nơi chỉ có họ biết, gọi là cây thuốc dấu. Hiện, bà con Xơ Đăng vẫn âm thầm trồng sâm trên khắp núi rừng Ngọc Linh, nhưng vườn của ai, chỉ người ấy biết.

Theo đó, vườn sâm của huyện cây nhiều tuổi nhất 5 năm tuổi, cây cao nhất 25 – 30 cm; cây đào ở rừng về khoảng 1/3, còn lại là cây gieo hạt. Cây sâm càng nhiều tuổi càng đắt giá, tuy nhiên, phải 7 – 8 tuổi tro len mới dùng được, giá cả tuỳ theo củ, loại 2 – 3 củ/lạng, khoảng 10 triệu đồng trở lên.

“Hiện, vườn sâm của huyện cũng đã có hạt giống để bán (cây 3 tuổi trở lên đã có thể bán hạt được), giá sâm giống tại vườn 100.000 đồng/hạt. Vườn sâm của huyện đã có hạt giống bán 2 năm nay, cây nhiều nhất khoảng 60 – 70 hạt, trung bình 18 – 30 hạt, cây ít nhất 6 – 8 hạt. Giá tiền hạt thu về những năm qua khoảng 50 – 60 triệu đồng” – A Chung cho biết thêm

Chung tay gi gìn sâm quc bo

Ông Hồ Công Vũ, Phó phòng Sử dụng phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, cho biết:  “Địa phương hiện có trên 1.165 hộ gia đình, 30 nhóm hộ, tổ liên kết, và 5 doanh nghiệp sản xuất sâm Ngọc Linh. Với tổng diện tích đã trồng trên địa bàn 2 huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei là: 519,93 ha. Trong đó, người dân  trồng: 34,61 ha, doanh nghiệp: 485 ha.

 

a3.jpg

 Đường lên vườn sâm quc bo huyn Tu Mơ Rông.

 

Tổng số cây có khả năng cho củ (≥ 5 năm tuổi): 5,745 triệu cây, trong đó, Đăk Glei: 78.590 cây; Tu Mơ Rông: 5.667.090 cây. Với trên 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất, và 5 doanh nghiệp đang canh tác sâm Ngọc Linh. Tổng diện tích đã trồng trên địa bàn 2 huyện là: 907,24 ha, tương đương 21,575 triệu cây.

Tổng số hộ đã tham gia trồng sâm: 445 hộ gia đình và 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất. Có hơn 11.600 cây sâm trồng ngoài vùng chỉ dẫn địa lý (xã Đăk Blô, Đăk Choong) nhưng  vẫn sinh trưởng tốt và đã cho củ”.

Cũng theo ông Vũ, về nguồn gốc sâm, các hộ dân khai nhận: gây giống từ hạt cây mẹ, và cây con thu lượm được trong rừng tự nhiên, đem về trồng trong vườn nhận khoán, và giữ làm giống từ trước năm 2003 đến nay.

Đối với hộ gia đình và nhóm hộ, người dân trong vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh, được nhận khoán bảo vệ rừng. Giao rừng có phân bố sâm Ngọc Linh tự nhiên, để thu lượm hạt cây mẹ, nhân giống và trồng trong môi trường rừng tự nhiên, để phát triển dần, và hình thành các vườn sâm như hiện nay. 

Về sản xuất, cung ứng cây giống, Sở xác định: Trong 881 ha sâm cho thu hoạch quả; mỗi năm có khoảng 5,745 triệu cây cho hạt, tương đương  8,618 triệu đồng, có khả năng sản xuất được 6,205 triệu cây con.

Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Hữu Tháp, cho biết: “Năm 2021 số lượng cây giống đã gieo ươm trên địa bàn tỉnh khoảng 2,465 triệu cây, trong đó huyện Đăk Glei 100.000 cây, Tu Mơ Rông 2,365 triệu cây, người dân khoảng 135.000 cây doanh nghiệp 2,230 triệu cây. Số lượng cây giống được đoàn kiểm tra, thống kê thực tế, tại các vườn sâm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Dự báo, năm 2022 và các năm tiếp theo, mỗi năm sản xuất được 6,205 triệu cây giống, có thể trồng được trên 500 ha/năm, trong đó: huyện Đăk Glei 413.705 cây, Tu Mơ Rông 5,8 triệu cây.

Về cơ chế quản lý, cung ứng giống sâm trên địa bàn: Đối với các tổ chức sản xuất sâm, giống sâm Ngọc Linh, giao Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý. Đối với hộ gia đình, nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất, giao UBND huyện quản lý”.

Ngoài ra, cũng theo ông Tháp, vào thời điểm thu hoạch, các tổ chức có sâm Ngọc Linh báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT; các hộ gia đình, tổ liên kết sản xuất báo cáo UBND huyện. Số lượng cây có hoa, hạt giống thu hái, đơn vị được giao quản lý nhà nước, thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá thực tế và xác nhận, để tổ chức, cá nhân gieo ươm.

Khi trồng, các tổ chức, cá nhân, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước, để kiểm tra, xác nhận lô cây con. Số cây giống trồng vượt số lượng xác nhận, được xem như  sâm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sẽ bị xử lý theo quy định.

Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, nhóm hộ, triển khai công tác gieo ươm, trên cơ sở số lượng cây giống cho hạt hàng năm, để mở rộng diện tích trồng sâm Ngọc Linh.

Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân sản xuất sâm và giống sâm, khi được xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước, để người dân có nhu cầu về sâm và trồng sâm, liên hệ trực tiếp không phải qua khâu trung gian.

Mặt khác, cần điều chỉnh mật độ trồng sâm Ngọc Linh từ 40.000 cây/ha xuống còn khoảng 10.000 cây/ha. Đặc biệt, không lên luống trồng tập trung như trước đây, mà khoanh theo ô vuông khoảng 3-4 m2 dưới tán rừng tự nhiên, (như vườn sâm của huyện Tu Mơ Rông). Đây là phương thức trồng phù hợp với thực tiễn, ít ảnh hưởng đến cấu trúc, và diễn thế rừng.

Cho phép Sở Khoa học và Công nghệ, cấp chỉ dẫn địa lý "Sâm Ngọc Linh Kon Tum" đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh củ, của các tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác nêu trên, sau khi có kết quả xác nhận thực tế của Sở Nông nghiệp và PTNT Kon Tum.

Hy vọng, với quyết tâm cao của chính quyền và địa phương, chắc chắn, cây sâm Ngọc Linh, sẽ sớm đưa người dân nơi đây không những thoát nghèo, mà còn làm giàu bền vững.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) 

 

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top