Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 30 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2020 | 18:58

Tin NN Miền Trung: Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá

Năm 2020 đã khép lại với một năm đầy biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hoành hành, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta vẫn đạt tăng trưởng dương, trong đó có NN.

Nông nghiệp Nghệ An vượt mức các chỉ tiêu
 
Năm 2020 - năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đã nỗ lực vượt qua khó khăn về thiên tai, dịch bệnh để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch.
 
nông-dân-diễn-châu-thu-hoạch-lúa.jpgNông dân Diễn Châu thu hoạch lúa hè thu 2020. Ảnh: Phú Hương
 
Trong đó sản lượng gỗ và thủy sản tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư của ngành tăng khá, đạt 4,96%/KH 4,7-5%, GRDP tăng 4,99%, đứng thứ 5 cả nước, cao nhất vùng Bắc Trung Bộ; Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục chuyển biến mạnh, độ che phủ của rừng đạt 58,5%. Công tác thủy lợi đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu sản xuất và dân sinh, chủ động công tác chống hạn, phòng chống lụt bão, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
 
Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản trong năm ước đạt trên 315/KH 230 triệu USD. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 36 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 281 xã - đạt 68,36%, có 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Phát triển chế biến nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, tăng giá trị sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn…
 
Công tác thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, phục vụ ngày càng tốt hơn sản xuất và dân sinh. Đến nay, tổng mức đầu tư các dự án đang triển khai và đã được phê duyệt thuộc ngành đạt trên 9.200 tỷ đồng.
 
phó-chủ-tịch-hoàng-nghĩa-hiếu.jpgPhó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đánh giá cao những đóng góp của ngành Nông nghiệp và PTNT vào phát triển KT- XH chung của tỉnh. Ảnh: Quang An
 
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đánh giá cao vai trò của ngành  trong góp phần phát triển KT-XH chung cũng như đảm bảo ổn định, an sinh xã hội trên địa bàn. “Lần đầu tiên ngành Nông nghiệp có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của tỉnh, giữ vững ổn định cuộc sống cho hơn 80% người dân sống ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh Covid-19, thiên tai khắc nghiệt” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nói
 
“Năm 2021, ngành Nông nghiệp và PTNT cần tiếp tục tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách mạnh mẽ theo hướng chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; Chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án thuộc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX” Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu nhấn mạnh.
 
Hà Tĩnh: giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích ước đạt trên 90 triệu đồng/ha
 
Được đánh giá là 1 trong 10 thành tựu nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai lũ lụt gây ra, nhưng ngành nông nghiệp của Hà Tĩnh vẫn thu được nhiều thành tích đáng khích lệ.
 
hà-tĩnh-giá-trị-sản-xuất-đạt-trên-90-triệu.jpg
Giá trị sản xuất đạt 90 triệu đồng/ha
Sản xuất nông - lâm - thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định với kết quả đạt khá trong điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh phức tạp. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích ước đạt trên 90 triệu đồng/ha.
 
Sản xuất lúa được mùa, được giá; các mô hình phá bỏ bờ vùng, bờ thửa nhỏ, hình thành thửa lớn phát triển mạnh mẽ; tổng sản lượng lương thực đạt trên 58 vạn tấn, tăng 2,28 vạn tấn so với năm 2019.
 
Các loại cây đặc sản như: cam, bưởi Phúc Trạch tiếp tục tăng cả về diện tích và sản lượng quả thu hoạch.
 
thủ-tướng-chọn-hà-tĩnh-làm-điểm-ntm.jpg
Thủ tướng Chính phủ chọn Hà Tĩnh làm điểm NTM

 

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025. Đề án nhằm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, kết nối, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần, vai trò chủ thể và vị thế của cư dân nông thôn được nâng cao; nông thôn văn minh, đoàn kết, bình yên, giàu bản sắc…
 
Đề án còn làm cơ sở để ban hành các tiêu chí quốc gia về tỉnh đạt chuẩn NTM nhằm triển khai trên toàn quốc
 
Quảng Bình: Tích cực phòng, chống rét cho đàn vật nuôi
 
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên những ngày qua, trên địa bàn tỉnh trời chuyển rét đậm và có mưa. Để phòng, chống rét cho vật nuôi, các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.
 
Ông Trần Văn Định, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (PTNT) huyện Quảng Trạch, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện là 66.250 con, trong đó có 4.136 con trâu, 16.262 con bò, 41.654 con lợn. Để giúp nông dân phòng, chống rét cho đàn vật nuôi, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện đã có các công văn tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương chủ động phòng, chống rét trên cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, Phòng cũng cử cán bộ đến tận cơ sở kiểm tra tình hình, hướng dẫn bà con cách phòng, chống rét và tuyên truyền, vận động người dân chủ động nguồn thức ăn, tránh tình trạng để đàn vật nuôi bị đói, rét.
 
giữ-ấm-cho-vật-nuôi.jpgNgười dân xã Quảng Tiến (Quảng Trạch) đã giữ trữ rơm khô cho đàn vật nuôi ngay từ đầu mùa đông.

 

Chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định là thế mạnh của nhiều địa phương trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Những năm gần đây, số lượng đàn vật nuôi của huyện liên tục tăng, toàn huyện hiện có 2.980 con trâu, 5.771 con bò, 27.904 con lợn và 324.484 con gia cầm. Chính vì vậy, công tác bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa giá rét được huyện Quảng Ninh chú trọng. Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Quảng Ninh đã tham mưu UBND huyện có văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi; huyện cũng thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, kiểm tra và hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong những ngày giá rét
 
Theo số liệu thống kê từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện toàn tỉnh có 32.788 con trâu, 100.577 con bò, 213.735 con lợn và trên 3,1 triệu con gia cầm. Thời tiết trở rét, nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng đề kháng của đàn vật nuôi, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Để phòng, chống rét cho đàn vật nuôi, Sở Nông nghiệp-PTNT đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống rét, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 
Đợt rét này là đợt thứ 2 của mùa đông năm nay, nhưng lại là đợt rét nhất kể từ 6 năm trở lại đây, theo Trung tâm Dự báo khí tượng Quốc Gia, đợt rét này ở các tỉnh miền núi nhiệt độ xuống rất thấp, trước tình hình diễn biên phức tạp của thiên tai, chăm sóc cho đàn gia súc gia cầm và vật nuôi không bị ảnh hưởng do giá rét là một việc rất quan trọng. Các địa phương cần tuyên truyền cho nhân dân có biện pháp chống rét cho đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi trong những ngày giá rét như thế này.
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

  • Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị Công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa Làng Cổ Phước Tích và Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch.

Top