Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 3 năm 2020 | 18:31

Tin NN: Xuất khẩu gạo tăng trưởng với nhiều lợi thế

Trong khi nhiều ngành hàng nông sản đang gặp khó khăn bởi Covid-19, xuất khẩu gạo lại đang tăng trưởng ấn tượng.

4.jpg
Vận chuyển gạo phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

 

Theo Bộ NN-PTNT, trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo đã đạt 890 ngàn tấn, trị giá 410 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo 2 tháng qua đã tăng tới 27% về lượng và 32,6% về giá trị.

Như vậy, gạo đang là điểm sáng về tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông nghiệp, bởi phần lớn các mặt hàng đều đang giảm tăng trưởng do ảnh hưởng của Covid-19 và các nguyên nhân khác.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho thấy, cũng trong 2 tháng đầu năm: xuất khẩu cao su ước đạt 160 nghìn tấn, trị giá 231 triệu USD, giảm 32,4% về lượng và giảm 24,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019; cà phê đạt 295 nghìn tấn, trị giá 497 triệu USD, giảm 6,6% về lượng và giảm 9,8% về trị giá; hạt tiêu đạt 35 nghìn tấn, trị giá 81 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 19,2% về trị giá; rau quả ước đạt 481 triệu USD, giảm 17,4%; sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 362 nghìn tấn, trị giá 121 triệu USD, giảm 11,1% về lượng và giảm 20% về trị giá; thủy sản ước đạt 223,6 nghìn tấn, trị giá 911,6 triệu USD, giảm 15% về lượng và 18% về trị giá…

Do không còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như trước đây, nên dịch Covid-19 không ảnh hưởng mấy đến xuất khẩu gạo Việt Nam. Ngược lại, Covid-19 gây khó khăn lớn cho xuất khẩu gạo của Trung Quốc, nhất là sang châu Phi, nên đang tạo cơ hội cho Việt Nam và các nước khác.

Từ sau Tết Canh Tý, xuất khẩu gạo của Việt Nam khá sôi động nhờ nhu cầu từ Philippines, Malaysia… Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu gạo vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng.

Theo báo cáo tháng 1 về Triển vọng thị trường lúa gạo thế giới 2019/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu là 496,7 triệu tấn, giảm tới 1,7 triệu tấn so với dự báo trước đó và giảm so với mức kỷ lục của niên vụ trước. Còn thương mại gạo toàn cầu được dự báo là 46 triệu tấn, cao hơn so với niên vụ trước.

Cũng theo USDA, dự báo những thị trường sẽ tăng nhập khẩu gạo trong năm 2020 là Australia, Brazil, Burkina Faso, Cameroon, Colombia, Bờ Biển Ngà, Cuba, Indonesia, Nam Phi… Trong đó, Indonesia (thị trường truyền thống của gạo Việt Nam) có thể sẽ tăng nhiều nhất. Còn Bờ Biển Ngà hiện là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam ở châu Phi (đạt gần 584 triệu tấn năm 2019).

Đặc biệt, việc người dân nhiều nước tăng cường tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trong đó có gạo, để đề phòng dịch Covid-19, đang ít nhiều tác động tới hoạt động thương mại gạo. Đến thời điểm này, việc tích trữ gạo đang thể hiện rất rõ rệt ở Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore.

Đại dịch châu chấu ở Đông Phi cũng đang mở ra những tiềm năng mới cho thương mại gạo. Theo USDA, dự báo năm 2020, nhu cầu nhập khẩu gạo châu Phi nói chung vẫn ở mức cao, ước khoảng 15,7 triệu tấn.

Nguyên nhân là do trong thời gian vừa qua, đại dịch châu chấu bùng phát ở Đông Phi phá hoại mùa màng, thêm vào đó là dịch Covid-19 dẫn đến tâm lý người dân tăng cường tích trữ lương thực, thực phẩm trong đó có gạo.

Ngoài những yếu tố nói trên, gạo Việt Nam đang có những cơ hội riêng để đẩy mạnh xuất khẩu. Trước hết là việc một trong những đối thủ lớn nhất của gạo Việt Nam là Thái Lan, đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung cũng như khả năng cạnh tranh.

Do bị thiếu nước trên diện rộng dẫn tới phải thu hẹp diện tích vụ lúa phụ, sản lượng gạo Thái Lan năm nay dự báo sẽ giảm xuống còn 18 triệu tấn, là mức thấp thứ 2 trong vòng 10 năm qua (chỉ sau năm đại hạn 2015/2016).

Vì vậy, theo ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Thái Lan, trong cả năm nay, Thái Lan chỉ có thể xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn gạo. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đưa ra dự báo tương tự. Giá gạo Thái Lan đang ở mức khá cao so với các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam, nên sức cạnh tranh cũng kém hơn.

Bên cạnh đó, việc ký kết các Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang Liên minh châu Âu (EU) và các thành viên của CPTPP trong năm nay.

Tổng đàn lợn cả nước đạt gần 24 triệu con

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình nguồn cung và kiểm soát giá thịt lợn.

 

2fe2d3c53d85d4db8d94.jpg
Tính đến nay, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con. (Ảnh: IT)

 

​Đến nay, cả nước có 98,7% số xã có bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh; trong đó có 39 tỉnh, thành phố đã hết bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Cả nước còn 109 xã (chiếm 1,3% tổng số xã có dịch) của 24 tỉnh, thành phố chưa qua 30 ngày.

Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước chỉ phát sinh thêm 24 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi làm 20.177 con lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy.

Tính đến nay, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Về nguồn cung thịt lợn, sản phẩm của lợn nuôi tái đàn sẽ tăng cao từ tháng này và nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 đạt khoảng 4 triệu tấn (trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh Dịch tả lợn châu Phi).

Cùng với việc tái đàn, đến hết tháng 2-2020, cả nước nhập khẩu hơn 13.816 tấn thịt lợn, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó nhập khẩu từ Canada chiếm 33,06%, Đức 25,4%, Brazil 16,1%, Ba Lan 15,81%, Hoa Kỳ 7,78%.

Để tăng nguồn nhập khẩu thịt lợn từ các nước, ngay cuối năm 2019, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan hỗ trợ, thúc đẩy nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ và các nước có mối quan hệ thương mại (Brazil, Đức, Liên bang Nga...). Dự kiến cuối tháng 3-2020, Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga sẽ có lô hàng thịt lợn xuất khẩu sang Việt Nam.

Đáp ứng nhu cầu lương thực, cây ăn quả trong mọi tình huống

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), vụ đông xuân năm 2020, cả nước gieo trồng 3,2 triệu héc ta lúa.

Ước tính tổng sản lượng đạt hơn 21 triệu tấn thóc (tương đương 12,5 triệu tấn gạo); 1 triệu héc ta rau củ quả, sản lượng đạt 18 triệu tấn, trong đó nhu cầu trong nước bình quân mỗi năm dao động chỉ 14-15 triệu tấn, còn dư thừa để xuất khẩu.

 

5.jpg
Ảnh minh họa.

 

Diện tích cây ăn quả đạt 1,1 triệu héc ta, trong đó hầu hết được trồng ở các tỉnh: Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương... đang sinh trưởng, phát triển tốt. Duy chỉ có diện tích cây ăn quả ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn do khô hạn, đang được Bộ NN&PTNT và các địa phương tìm biện pháp duy trì, bảo đảm năng suất, chất lượng.

Ước tính sản lượng trái cây năm nay sẽ đạt 15 triệu tấn, tăng 9% so với năm 2019. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, nguồn cung lương thực và cây ăn quả như trên sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top