Năm 2018, TP. Sông Công (Thái Nguyên) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Từ đó đến nay, nơi đây đang đẩy mạnh XDNTM kiểu mẫu, NTM nâng cao trong đó chú trọng việc xây dựng các sản phẩm OCOP của địa phương.
Lan tỏa xóm NTM kiểu mẫu
Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bộ. Cuối năm 2019, sau khi sáp nhập giữa xã Vinh Sơn và phường Lương Châu hoàn thành, Sông Công chỉ còn 10 đơn vị hành chính, trong đó gồm 7 phường và 03 xã. Khi triển khai nhiệm vụ XDNTM, Sông Công có 4 xã, tất cả đều về đích NTM giai đoạn 2011 – 2015; thành phố cũng đã hoàn thành nhiệm vụ XDNTM vào cuối năm 2018.
Đến nay, TP. Sông Công đang tiếp tục hành trình XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu với cách làm: mỗi xã xây dựng một xóm điểm NTM kiểu mẫu để lan tỏa; phấn đấu đến năm 2025, cả 3 xã đều đạt NTM nâng cao.
Ông Dương Văn Hải, Bí thư – Chủ tịch UBND xã Bình Sơn, cho biết: Khi thực hiện Chương trình XDNTM, Bình Sơn có xuất phát điểm rất thấp, ngành nghề phát triển chậm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 chỉ đạt 9,6 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 25%. Đến cuối năm 2015, Bình Sơn đạt 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2015.
Từ năm 2016 đến nay, xã tiếp tục tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Năm 2020, xã phấn đấu hoàn thành việc xây dựng và đề nghị công nhận Long Vân là xóm NTM kiểu mẫu.
Triển khai hiệu quả OCOP
Không chỉ dừng lại ở những con đường sạch đẹp, những ngôi nhà, trường học khang trang mà TP. Sông Công còn chú trọng phát triển kinh tế khu vực nông thôn, triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Năm 2019 là năm đầu tiên tỉnh Thái Nguyên triển khai OCOP, sản phẩm Trà Huy Cúc của Công ty TNHH Huy Cúc (phường Thắng Lợi, TP. Sông Công) đã đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao. Năm 2020, Sông Công phấn đấu có 2-3 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Về Bình Sơn, đi từ trung tâm xã, qua nhiều khúc cua, trên một số đoạn đường hẹp, chúng tôi tới xóm Khe Lim, nơi mà phía trên là đồi chè, phía dưới là ghềnh nước, xung quanh không có trang trại chăn nuôi, những đồi chè sạch xanh mướt. Với diện tích hàng trăm hecta, vùng chè Khe Lim thực sự như viên ngọc quý cần được đánh thức.
Bình Sơn tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, hỗ trợ các HTX trên địa bàn mở rộng sản xuất, phát triển thương hiệu và xây dựng sản phẩm OCOP. Toàn xã hiện có 05 xóm được công nhận làng nghề chè truyền thống, gồm: Bình Định 1, Bình Định 2, Bình Định 3, Tiền Tiến, Khe Lim; 01 mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xóm Khe Lim, với diện tích 05 ha của HTX Trà Cao Sơn.
Ông Phạm Văn Tiến, Giám đốc HTX Trà Cao Sơn (xóm Khe Lim, xã Bình Sơn) bộc bạch: HTX hiện có 12 thành viên; các sản phẩm chè Đinh, chè Nõn, chè Móc câu của HTX đều được người tiêu dùng và bạn hàng tin tưởng. HTX đang xây dựng sản phẩm Đinh Tâm Trà đi dự thi sản phẩm OCOP năm 2020, được chính quyền và các cơ quan chuyên môn từ thành phố tới địa phương đồng tình ủng hộ. Để đi tới thành công, HTX cần được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa từ các cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền như việc hỗ trợ nguồn lực để HTX xây dựng nhà xưởng, phát triển sản xuất; mở rộng đường giao thông để vận chuyển hàng hóa thuận tiện,...
Tin rằng, nếu có sự quan tâm, giúp đỡ sát sao hơn nữa của cơ quan chức năng, các cấp chính quyền thì vùng chè Khe Lim sẽ cho thêm nhiều sản phẩm giá trị; sản phẩm Đinh Tâm Trà của HTX Trà Cao Sơn sớm đạt tiêu chuẩn OCOP của địa phương.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.