Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 3 năm 2021 | 23:0

ĐBSCL: Khoảng 45.000ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng xâm nhập mặn

Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, xâm nhập mặn mùa khô 2020-2021 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ các năm xâm nhập mặn lịch sử 2016 và 2020.

Tổng cục Thủy lợi dự báo, trong tháng 3, xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sâu vào các kỳ triều cường 11-15/3 và 27-31/3. Ranh mặn 4 g/l trên sông Vàm Cỏ có phạm vi ảnh hưởng từ 80-85 km, so với năm 2016 thấp hơn từ 3-5 km, so với năm 2020 thấp hơn 5-12 km; sông Cửa Đại, Cửa Tiểu, phạm vi ảnh hưởng từ 50-55 km, sâu hơn năm 2016 từ 2-5 km, thấp hơn năm 2020 từ 6-10 km.

 

Khoảng 45.000 ha đất nông nghiệp ở ĐBSCL bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. (Ảnh Lao động).

 

Tại sông Hàm Luông, phạm vi ảnh hưởng từ 65-70 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 3-8 km, thấp hơn năm 2020 từ 8-13 km; sông Cổ Chiên, phạm vi ảnh hưởng từ 50-55 km, thấp hơn năm 2016 từ 3-5km, thấp hơn so với năm 2020 từ 1-3 km; sông Hậu phạm vi ảnh hưởng từ 51-54 km; sông Cái Lớn có phạm vi ảnh hưởng từ 50-55 km.

Trong tháng 3 xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sâu cần đề phòng khả năng có khoảng 40.000 ha cây ăn trái và 5.000 ha lúa có thể bị ảnh hưởng.

Từ đầu đến giữa tháng 4, ở vùng cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn bắt đầu giảm dần, phạm vi cách biển từ 30-45 km, có nước ngọt khi triều thấp, chân triều; vùng sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn, xâm nhập mặn tiếp tục duy trì ở mức như trong tháng 3.

Từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, xâm nhập mặn trên sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn bắt đầu giảm; ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn khả năng sẽ giảm nhanh, nguồn nước ngọt xuất hiện khá dồi dào, các vùng 25-30 km trở vào có thể có nước ngọt.

Với mức độ xâm nhập mặn như dự báo, các địa phương cần đề phòng khả năng khoảng 40.000 ha cây ăn trái như: Tiền Giang khoảng 19.000 ha, Bến Tre 15.000 ha, Vĩnh Long 1.800 ha và Sóc Trăng 3.400 ha và khoảng 5.000 ha lúa của tỉnh Trà Vinh.

Nông dân xuống giống lúa vụ 3, bất chấp khuyến cáo

Năm 2020, trên 4.000 ha lúa vụ đông xuân muộn (lúa vụ 3) ở Sóc Trăng bị ảnh hướng và mất trắng do hạn hán và xâm nhập mặn. Rút kinh nghiệm, năm 2021, tỉnh này đã tuyên truyền, khuyến cáo nông dân chỉ sản xuất 2 vụ lúa để tránh thiệt hại do hạn mặn gây ra.

Tuy nhiên, người dân trên địa bàn các huyện Long Phú, Mỹ Xuyên vẫn tiếp tục sản xuất lúa vụ 3 trước những thách thức khi mùa khô đang bước vào những tháng đỉnh điểm. Năm nay, lúa vụ đông xuân trúng mùa được giá, trung bình đạt từ 6.500-7.000 đồng trên mỗi ký; đặc biệt là lúa ST có giá trên 7.500 đồng/kg, đây cũng là nguyên nhân người dân không thực hiện theo khuyến cáo của chính quyền địa phương.

 

 Một cánh đồng lúa ở xã Tân Hưng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) trước nguy cơ bị mặn xâm nhập.

 

Theo ông Trần Quốc Quang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mỹ Xuyên, trên địa bàn huyện có trên 400 ha lúa vụ đông xuân muộn được nông dân xuống giống. Huyện không khuyến khích nông dân xuống giống lúa vụ 3 mà chỉ làm 2 vụ. Với những diện tích mà người dân đã xuống giống vụ 3, ngành nông nghiệp huyện vẫn tích cực hỗ trợ nông dân trong việc kiểm đo độ mặn, điều tiết nước nhằm giúp người dân tránh được thiệt hại.

Không riêng gì nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, nông dân ở các địa phương của huyện Long Phú như Trường Khánh, Hậu Thạnh… vẫn xuống giống vụ 3. Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 1.500 ha của nông dân sản xuất lúa vụ 3.

Ông Lâm Văn Vũ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long, cho biết, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục theo dõi chặt chẽ nguồn nước và đo độ mặn thường xuyên tại các cống, cửa sông để thông báo kịp thời cho người dân chủ động trong sản xuất, cố gắng làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất sức tác động của hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay.

Kiên Giang huy động 17.400 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo Sở Nôn nghiệp và PTNT Kiên Giang, đến thời điểm này toàn tỉnh có 81/116 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 69,8%, vượt 18% so kế hoạch đề ra; có 3 huyện là Giồng Riềng, Gò Quao và Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ những kết quả khả quan trên, Kiên Giang đang nỗ lực có 100% xã (116/116 xã) đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2025; có ít nhất 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và có 1 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn này khoảng 17.400 tỷ đồng.

 

 Người dân nông thôn ở Kiên Giang tích cực đóng góp kinh phí, đất đai, công lao động... cùng chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới ngày càng khang trang.

 

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị các địa phương và các ngành liên quan tập trung mạnh hơn cho chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2021 và giai đoạn đến năm 2025; quan điểm chung là phải giữ chuẩn chất lượng, không hạ thấp chỉ tiêu. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hướng tới đạt chuẩn nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu…

 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top