Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 2 tháng 5 năm 2022 | 21:38

Hoà Bình cân đối nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP năm 2022

Hiện, tỉnh Hoà Bình có 100 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh. Chương trình OCOP đã phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, ngành nghề nông thôn, dịch vụ du lịch, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân.

Tuy nhiên, một số sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng hàng năm khi đánh giá còn hạn chế như: sản lượng thấp, quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa thực sự cao, một số sản phẩm còn chưa đáp ứng các quy chuẩn sản xuất an toàn. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm khi thực hiện Chương trình theo đúng chu trình và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu giao đề ra, mới đây, UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Văn bản đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP năm 2022.

Theo đó, tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thông báo danh mục sản phẩm cấp huyện đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2022. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP ở địa phương theo đúng hướng dẫn của Trung ương ban hành cho giai đoạn 2021-2025.

 

Chủ trì, phối hợp các sở, Ngành liên quan đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh trước 30/12/2022. Rà soát và nâng cao chất lượng công tác đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo minh bạch và chất lượng. Phối hợp tổ chức, tham gia Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP do Trung ương và các địa phương tổ chức năm 2022.

Giao các sở, ngành (thành viên Hội đồng thẩm định tỉnh) tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện chu trình (OCOP) thường niên hàng năm theo lĩnh vực được giao quản lý. Tham gia Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP theo lĩnh vực được phân công. Tiếp tục lồng ghép tăng cường công tác tập huấn, hỗ trợ các địa phương công tác quản lý sản phẩm OCOP, kiểm tra việc tuân thủ các cam kết về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm,... theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh hướng đến xuất khẩu. Tuyên truyền, vận động, giới thiệu, hỗ trợ các chủ thể OCOP, các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, làng nghề… tham gia trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và nông sản.

Các huyện, thành phố chủ động cân đối để bố trí nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn lực huy động hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình OCOP trong năm 2022 theo các cơ chế, chính sách và quy định hiện hành, xây dựng kế hoạch chuẩn hóa sản phẩm OCOP năm 2022. Tiếp tục hỗ trợ chuẩn hóa các sản phẩm mới và nâng cấp hạng sao đối với các sản phẩm đã được xếp hạng sản phẩm OCOP.

Tăng cường rà soát, khuyến khích và hướng dẫn người dân, các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP, đảm bảo sản phẩm OCOP có tính cộng đồng cao và chất lượng tốt. Tăng cường công tác quản lý, xúc tiến thương mại, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP đã được công nhận tuân thủ các quy định của pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Nâng cao vai trò và sự tham gia của chính quyền cấp xã trong việc phát triển và đánh giá sản phẩm OCOP; lồng ghép nguồn vốn để hỗ trợ các sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hoá và tính cộng đồng của địa phương.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top