Tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Về vốn điều chỉnh, có 798 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,11 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, vốn điều chỉnh trong 9 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Không chỉ giảm về vốn đăng ký mới, 9 tháng qua dòng vốn ngoại vào Việt Nam qua hình thức góp vốn mua cổ phần giảm 20,5% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 5,73 tỷ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể từ gần 40% trong 9 tháng năm 2019 xuống 27% trong 9 tháng năm nay.
Thời gian qua, các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được 9,9 tỉ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp đến là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỉ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký lần lượt gần 3,2 tỉ USD và 1,3 tỉ USD, còn lại là các lĩnh vực khác.
Xét theo vùng, lãnh thổ, Singapore đang dẫn đầu về số vốn đầu tư vào VN với tổng vốn đăng ký đầu tư 6,77 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,17 tỉ USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký đầu tư 1,87 tỉ USD.
Hiện, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu, tiếp đó là Hàn Quốc.
Kết quả trên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tuy giảm sút so với cùng kỳ, nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì vẫn tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…