Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 1 năm 2022 | 20:59

Nuôi trâu, bò giúp người dân thoát nghèo

Những năm gần đây, người dân ở Bình An (Lâm Bình, Tuyên Quang) đã bỏ thói quen thả rông gia súc chuyển đổi sang chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng vỗ béo. Bước đầu mở ra hướng thoát nghèo cho người nuôi.

Năm 2014, khi triển khai dự án chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng ở thôn Chẩu Quan, xã Bình An người dân gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật. Để hỗ trợ người dân, cán bộ Khuyến nông huyện về tận thôn, vào tận nhà “cầm tay chỉ việc”, từ cách làm chuồng chống nóng, chống rét cho trâu, bò; kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh…

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn, với số tiền vay từ 50 đến 100 triệu đồng/hộ để thực hiện mô hình. Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, nhiều hộ chăn nuôi đã vươn lên thoát nghèo.

 

 Từ nuôi trâu nhốt vỗ béo mỗi năm gia đình anh Cháng A Linh có thu nhập từ 70-100 triệu đồng.

 

Là hộ di dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang, những năm đầu mới chuyển về nơi ở mới gia đình anh Cháng A Linh, ở thôn Chẩu Quân gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu kiến thức chăn nuôi, trồng trọt. Năm 2014, xã Bình An triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, anh Linh đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội về đầu tư vào nuôi trâu vỗ béo.

Mới đầu, anh chỉ nuôi từ 2 đến 3 con, thấy hiệu quả kinh tế cao, anh đã nâng mức vay vốn lên 100 triệu đồng để đầu tư mở rộng chuồng trại, với hình thức nuôi gối, những năm gần đây anh luôn duy trì nuôi từ 6 đến 8 con trâu, bò trong chuồng, bình quân thu nhập đạt từ 70 đến 100 triệu đồng/năm. 

Tiên Tốc là một trong những thôn có phong trào nuôi trâu, bò nhốt vỗ béo phát triển ở xã Bình An, hiện, toàn thôn có 118 con trâu, 34 con bò. Để có nguồn thức ăn ổn định các hộ gia đình đã tận dụng đất bờ ruộng, đất đồi để trồng cỏ voi, trồng thêm ngô vu đông làm thức ăn cho vật nuôi. Ngoài ra, để chủ động nguồn thức ăn trong những tháng mùa đông, các hộ còn tích trữ rơm, cỏ, lá ngô và ủ chua làm thức ăn cho trâu, bò. 

 

 Bà con ở thôn Tiên Tốc đưa trâu, bò đến điểm tiêm phòng.

 

Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch bệnh được bà con trong thôn chú trọng nên ít khi xảy ra dịch bệnh lớn. Có được kết quả trên là do nhận thức của người dân đã được nâng lên, ý thức chấp hành pháp lệnh thú y tốt hơn nên công tác tiêm phòng hàng năm luôn đạt tỷ lệ cao.

Toàn xã Bình An hiện có tổng đàn trâu trên 830 con, đàn bò 361 con. Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi vỗ béo theo hướng hàng hóa mà tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ 60% năm 2020, xuống còn 56% năm 2021. Để duy trì và phát huy hiệu quả kinh tế, xã đã và đang triển khai các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để bà con nhân rộng mô hình chăn nuôi.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top