Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 8 năm 2022 | 23:29

Quản Bạ đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Nắm bắt lợi thể là địa phương có vùng khí hậu thích hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã tích cực trồng những cây ôn đới đặc sản, có lợi thế, nhằm phát triển KT-XH, phát huy lợi thế vùng, giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, tổng diện tích cây ăn quả ôn đới (đào, lê, mận) trên địa bàn huyện Quản Bạ trên 95 ha, phân bố rải rác ở tất cả các xã, thị trấn; sản lượng quả hàng năm ước đạt khoảng trên 180 tấn. Tuy nhiên, nhiều diện tích sử dụng các giống địa phương cho năng suất và chất lượng quả thấp. Cùng với đó chưa quy hoạch được các vùng trồng tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch, diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán…
 
Do vậy, năm 2021, UBND huyện đã phê duyệt đề án thực hiện cải tạo và mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới kết hợp phục vụ du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu cải tạo các diện tích hiện có bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến, trồng mới, mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới bằng những giống mới có năng suất cao, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với du lịch trải nghiệm ngắm hoa đào, mận, lê và chụp ảnh... nhằm thu hút khách du lịch.
 
Điển hình vườn cây ăn quả của hộ gia đình ông Lý Đại Thông, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ - Hà Giang) được ông chia sẻ: “Trước đây nhà tôi đã trồng cây lê, mận nhưng chỉ có vài cây trong vườn. Từ khi được huyện khuyến khích trồng cây ăn quả ôn đới, hỗ trợ giống, cho đi học hỏi kinh nghiệm trồng cây mận tôi đã quyết định đầu tư trồng 2 ha cây đào, mận, lê. Sau một thời gian, cây đã cho quả, năng suất, chất lượng tốt, bán được giá, đem lại thu nhập khá cho gia đình”.
img_2081_20220804162643.jpg
Vườn mận của gia đình ông Lý Đại Thông, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ sinh trưởng tốt.
Đánh giá về hiệu quả của cây ăn quả ôn đới, Phó Chủ tịch UBND xã Quản Bạ Thào Thái Tâm cho biết: “Diện tích cây ăn quả ôn đới ở xã là gần 10 ha với 40 hộ tham gia trồng đào, lê, mận. Qua thực tế trên địa bàn, cây ăn quả ôn đới sinh trưởng và phát triển rất tốt, có khả năng đem lại thu nhập khá cho người dân”.
 
Thời gian qua, để phát triển diện tích các loại cây ăn quả ôn đới phục vụ nhu cầu thị trường, huyện Quản Bạ đã có nhiều giải pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân như: Hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật thông qua các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, mô hình trình diễn, tập huấn chuyển giao kỹ thuật... qua đó góp phần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng, sản lượng các loại cây ăn quả ôn đới. Thời vụ ra hoa, quả, thu hoạch của 3 loài cây ăn quả ôn đới đào, lê, mận chênh lệch nhau trong khoảng từ 25-35 ngày, vì vậy huyện đã hình thành điểm nhấn trồng tập trung tại 3 vùng điểm tại các xã Quyết Tiến, Quản Bạ, Cán Tỷ nhằm thu hút khách du lịch đến ngắm hoa, chụp ảnh, hái quả, trải nghiệm.

Cán Tỷ là một trong những xã được huyện chú trọng phát triển cây ôn đới. Được biết, toàn xã hiện có trên 60 hộ đăng ký trồng cây ôn đới với tổng diện tích trồng hơn 9 ha, chủ yếu là giống cây đào, mận. Đồng chí Nguyễn Duy Huân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã thực hiện đề án với mục tiêu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây có năng suất, giá trị kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả ôn đới gồm đào, lê, mận có giá trị kinh tế cao hơn. Qua theo dõi, chăm sóc các diện tích cây ăn quả ôn đới đã trồng sinh trưởng phát triển tốt. Bước đầu có thể khẳng định cây ăn quả ôn đới trồng trên địa bàn xã Cán Tỷ là phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng.
kem_bai_quan_ba_20220503085550.jpg
Phát triển cây ăn quả ôn đới tại các điểm du lịch sẽ thu hút đông đảo lượt khách tới trải nghiệm.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Quản Bạ Văn Thị Hường cho biết: Huyện đã xây dựng và triển khai đề án phát triển cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2021-2025, trong đó hỗ trợ giống và ghép cải tạo cho các hộ tham gia thực hiện. Đến nay, các xã, thị trấn đã trồng được trên 26 ha. Diện tích đang chuẩn bị thực hiện ghép cải tạo là 1 ha. Cùng với việc mở rộng diện tích trồng, chủ trương của huyện là quy hoạch vùng trồng quy mô liền vùng, liền khoảnh, nâng cao năng suất, chất lượng và gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, chú trọng xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả gắn với khai thác các dịch vụ du lịch ngắm cảnh, chụp ảnh, trải nghiệm… tại một số xã, thị trấn dọc Quốc lộ 4C. Huyện đã có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ người dân về giống, phân bón, kỹ thuật… qua đó góp phần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng, sản lượng các loại cây ăn quả ôn đới.
 
Huyện Quản Bạ đặt mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 500 ha cây ăn quả ôn đới tập trung. Cùng với việc mở rộng diện tích, huyện cơ cấu lại vùng trồng đảm bảo quy mô liền vùng, nâng cao năng suất, chất lượng và gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
 
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top