Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) hiện nay đang được các địa phương thực hiện việc xét chọn, trong số đó có nhiều sản phẩm OCOP đã phát huy được lợi thế là đặc sản vùng, miền, tạo ra giá trị kinh tế cao cho người dân.
Nhiều sản phẩm OCOP có giá trị kinh tế cao
Vùng đất Lộc Hà (Hà Tĩnh) có thổ nhưỡng rất phù hợp trồng trọt cây lạc, cho năng suất và chất lượng cao, vì thế người dân ở đây đã có kinh nghiệm ép lạc lấy dầu từ rất lâu đời. Nhận thấy sản phẩm dầu lạc do người dân ở đây ép có giá trị kinh tế cao, Anh Phan Trọng Úy là chủ cơ sở dầu lạc Lý Úy (ở thôn Đại Yên, xã Thạch Mỹ) đang nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên nền tảng của vùng đất lạc Lộc Hà và kinh nghiệm ép dầu của người dân trong vùng. Theo anh Úy, hiện nay mỗi năm, cơ sở của anh sản xuất 5.000 lít dầu lạc và 4.500 kg khô lạc, cho doanh thu gần 800 triệu đồng, lợi nhuận gần 120 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 lao động.
Anh Úy cho biết. Hiện nay cơ sở vẫn đang phải tận dụng nhà ở làm nơi sản xuất, khâu tiếp cận thị trường còn hạn chế, sản phẩm chưa kiểm định chất lượng, đất làm mặt bằng nhà xưởng chưa có… Sắp tới, sẽ đầu tư thêm 1,3 tỷ đồng chuyển nhà xưởng, mua sắm thêm máy móc, cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để sớm đạt chuẩn OCOP. Dự kiến 2 năm tới, sản lượng sẽ tăng 30 - 50%, sản phẩm đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá thành, đưa vào tiêu thụ trong các siêu thị.
Vùng quê biển Lộc Hà có sản phẩm hải sản nổi tiếng đó là mực khô, bởi mực ở đây được đánh giá có chất lượng cao. Vì thế Chị Nguyễn Thị Trung ở thôn Hoa Thành, xã Thạch Kim, đã cho ra đời sản phẩm Mực khô Ngọc Diệp Thạch Kim. Cơ sở này chế biến hoàn toàn bằng thủ công, chưa áp dụng trang thiết bị máy móc hiện đại nhưng mỗi năm cũng chế biến đến 2 tấn mực tươi để cho ra đời 600 kg mực khô các loại, bán được 1,1 tỷ đồng, cho lợi nhuận hơn 270 triệu đồng.
Theo chị Nguyễn thị Trung cho biết, cơ sở đang tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy sấy, nhà sấy áp dụng công nghệ sấy từ năng lượng mặt trời để tạo ra sản phẩm chất lượng và thơm ngon hơn. Cùng với đó, cơ sở đã và đang phát huy tốt lợi thế về nguyên liệu, nhân lực, kinh nghiệm và liên kết kinh doanh để tạo ra giá trị cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh (hiện đã liên kết với 20 hộ).
Đặc biệt, từ khi sản phẩm mực Ngọc Diệp Thạch Kim đạt chuẩn OCOP, tình hình sản xuất, kinh doanh chuyển biến hẳn với mức tiêu thụ gần gấp 10 lần trước (dự kiến năm nay sẽ bán được trên 4 tấn), thị trường cũng tiếp tục được mở rộng ra TP Hà Nội, tỉnh Nghệ An...”.
Kim Liên được người dân trong và ngoài nước biết đến, bởi vì đây là quê hương của Danh nhân văn hóa, Anh hùng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài ra du khách còn biết đến Kim Liên là vùng đất của hoa sen. Nhiểu sản phẩm từ hoa sen đã được người dân nơi đây giới thiệu cho du khách, mỗi khi có dịp về thăm đất và người ở đây.
Năm 2018, HTX Sen quê Bác ra đời với 7 thành viên, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là trồng và chăm sóc, cung ứng các giống sen; chế biến sâu các sản phẩm về sen, gồm: Các loại trà sen (trà hoa sen, trà lá sen...), nhóm sản phẩm từ hạt: hạt sen tươi, hạt sen sấy khô, sữa hạt sen; kim chi sen, củ sen muối; hương sen...
Anh Phan Kim Tiến, thành viên HTX Sen quê Bác cho biết: “Hiện tại, có 5 sản phẩm chủ lực từ sen của HTX được lựa chọn để tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, có 2 sản phẩm đang xây dựng hướng đến xuất khẩu là kim chi sen và trà sen”.
HTX Sen quê Bác đã đầu tư hệ thống máy móc chế biến sâu các sản phẩm từ cây sen: máy sấy, máy hấp, máy ủ, máy đóng bao bì, máy hút chân không... Tất cả các sản phẩm từ sen được đóng gói đẹp mắt, có nhãn mác đầy đủ. Hiện các mặt hàng chế biến từ sen đã có mặt ở khá nhiều các nhà hàng, khách sạn và các siêu thị.
Còn rất nhiều những sản phẩm OCOP nữa đã được các địa phương bình chọn và xét duyệt, đây là một trong những bước ban đầu để các địa phương có sản phẩm đạt danh hiệu OCOP, xây dựng, tổ chức sản xuất đưa ra thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ, một phần để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, phần khác là giới thiệu văn hóa của ẩm thực, truyền thống của người dân ở đây cho bè bạn khắp muôn nơi.
Chương trình OCOP là bà đỡ cho các sản phẩm
Có thể khẳng định rằng, chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP là bà đỡ cho các sản phẩm truyền thống của các địa phương, vùng miền, từ đó nâng cao nhận thức cho người dân và tầm quan trọng của sản phẩm, được cho là đặc sản của quê hương mình, để từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm truyền thống của địa phương, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân.
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) dựa trên các kinh nghiệm học hỏi từ OVOP quốc tế và thực tiễn về sản phẩm tại cộng đồng và đã đạt được những kết quả quan trọng sau hơn 4 năm triển khai thực hiện.
Từ kết quả của Quảng Ninh, ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020.
Chương trình OCOP được coi là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đâ là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Trọng tâm của OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện nhằm chắp cánh cho các sản phẩm đó đến rộng rãi với người tiêu dùng hơn, có sức sống bền vững hơn, người sản xuất có thu nhập cao hơn.
Chương trình OCOP chuẩn hóa các sản phẩm của mỗi xã theo chu trình 6 bước trên cơ sở nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”. Bao gồm: Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP; Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; Nhận phương án, dự án sản xuất, kinh doanh; Triển khai phương án, dự án; Đánh giá và xếp hạng sản phẩm và cuối cùng là xúc tiến thương mại.
Như vậy, có thể thấy một bước tiến trong việc sản xuất sản phẩm từ cơ sở đó là từ dưới đăng ký lên và từ trên soi xét xuống sau khi xem xét cơ hội gia nhập thị trường, điều này cho phép các sản phẩm không xuất hiện một cách tràn lan trên thị trường, hỗ trợ các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Có thể nói không ngoa rằng, chương trình OCOP thực sự là “bà đỡ” cho các sản phẩm của địa phương. Điều này đã được thấy rõ trong nhiều năm qua, các địa phương trên cả nước đã bình chọn và công nhận nhiều sản phẩm đạt OCOP, hầu hết các sản phẩm này ddeuf có chất lượng và giá trị cao. Đồng nghĩa là thương hiệu sản phẩm OCOP được người tiêu dùng quan tâm và biết đến, từ đó người sản xuất những sản phẩm đạt chứng nhận OCOP này có thu nhập lớn từ những sản phẩm truyền thống trước kia.
Chiều 22/11, tại TP. Tuy Hòa, diễn ra buổi họp báo về chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ xem xét 20 báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ban, ngành của tỉnh.
Ngày 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TechFest) 2024 năm thứ 10 sẽ diễn ra từ ngày 26-28/11 tại TP. Hải Phòng, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.