Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020 | 11:36

Tin NN Tây Bắc: Bản Lềm vào vụ dưa

Hiện, bản Lềm, xã Huy Tân (Phù Yên, Sơn La) có 130 hộ trồng trên 23 ha dưa hấu, dưa chuột, dưa lê, dưa bở... sản lượng đạt bình quân 400 tấn/vụ, trừ chi phí thu lãi 2 tỷ đồng.

Đây là mức thu nhập cao cho người trồng dưa, góp phần giảm số hộ nghèo trong bản từ 76 hộ năm 2015 xuống hiện còn 22 hộ.

 

dua.jpg

Anh Vì Văn Khánh, bản Lềm, xã Huy Tân chăm sóc vườn dưa chuột.

 

Theo anh Hà Trung Thiêu, Trưởng bản Lềm, xã Huy Tân: Bản Lềm có 150 hộ dân, với 28,5 ha đất trồng lúa. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào dòng suối Liến chảy qua cánh đồng, nhưng từ tháng 5 trở đi mới có nước. Vì vậy hằng năm, bà con chỉ canh tác được một vụ lúa mùa, thời gian còn lại diện tích ruộng trở thành bãi chăn thả gia súc. Để tận dụng diện tích ruộng, năm 2012, cấp ủy, Ban quản lý bản đã vận động một số hộ trong bản trồng thử nghiệm các loại cây dưa trên đất ruộng.

Điều mừng là, cây dưa phát triển tốt, năng suất, chất lượng đạt cao, bán được giá, do vậy bản đã khuyến khích các hộ mở rộng diện tích trồng các loại cây dưa trên chân ruộng 1 vụ. Trong quá trình sản xuất, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã về bản hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trừ sâu bệnh, lựa chọn giống dưa tốt để thâm canh. Nhiều hộ có thu nhập từ 30-75 triệu đồng/vụ dưa, như gia đình các ông, bà: Mùi Thị Thống, Nguyễn Văn Chai, Phùng Thế Inh... 

Anh Đinh Văn Hướng, bản Lềm, anh chia sẻ: Gia đình tôi trồng  5.000 m² các loại cây dưa, sản lượng đạt từ 10-15 tấn quả/vụ. Riêng năm 2019, gia đình thu hoạch 15 tấn dưa các loại, bán được 75 triệu đồng, trừ chi phí lãi 55 triệu đồng. Chủ yếu là tiêu thụ trên địa bàn huyện, một phần được tư thương ở miền xuôi lên thu mua. Trồng dưa tuy mất nhiều công, nhưng bù lại cho thu nhập cao gấp 3 lần so với trồng lúa.

Theo những người trồng cây dưa ở bản Lềm, do khí hậu mát mẻ, đất màu mỡ, nên các loại dưa phát triển tốt, dưa có vị thơm, ngọt, mát. Thời gian thích hợp để trồng dưa là sau Tết Nguyên đán, bà con làm đất, chuẩn bị phân bón, giống và đến khoảng đầu tháng 3 bắt đầu gieo hạt. Trồng dưa không mất quá nhiều thời gian, riêng loại dưa chuột sau trồng khoảng 45 ngày là đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, còn các loại dưa hấu, dưa lê và dưa bở thì khoảng 2 tháng là được thu hoạch.

Bảo Yên trồng thử nghiệm chanh leo trong nhà lưới

Toàn bộ quả chanh leo trồng trong nhà lưới sẽ xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

 

chanh-leo.jpg

Làm nhà lưới trồng chanh leo xuất khẩu. Ảnh: Báo Lào Cai

 

Huyện Bảo Yên (Lào Cai) phối hợp với Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc và Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quan tổ chức trồng thử nghiệm chanh leo trong nhà lưới tại xã Điện Quan với diện tích 3.000 m2.  Toàn bộ hệ thống nhà lưới, cây giống do xã viên của Hợp tác xã Điện Quan đầu tư, 90% sản phẩm do Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc thu mua và xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Với diện tích 3.000 m2 nhà lưới, dự kiến sản lượng quả chanh leo đạt từ 12 - 15 tấn/năm, giá bán xuất khẩu tại vườn từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, cao hơn 15.000 - 20.000 đồng/kg so với bán ra thị trường nội địa.

Năm 2019 là năm đầu tiên huyện Bảo Yên đưa cây chanh leo vào trồng với diện tích 30 ha tại 3 xã: Điện Quan, Thượng Hà, Phúc Khánh và đã cho thu hoạch, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định từ cây trồng này.

Năm 2020, huyện Bảo Yên tiếp tục mở rộng thêm 30 ha cây chanh leo, đồng thời triển khai trồng thử nghiệm chanh leo trong nhà lưới để xuất khẩu và sẽ nhân rộng mô hình này.

Được biết, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên đã ban hành Nghị quyết về khuyến khích phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Theo đó, huyện Bảo Yên tập trung sản xuất 6 cây trồng chủ lực, trong đó có cây chanh leo.

Phong Thổ: Mưa đá gây thiệt hại nặng

Ngày 10/4, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, kết hợp với không khí lạnh tràn xuống xuất hiện mưa đá, gió lốc tại các xã: Ma Li Pho, Mù Sang, Bản Lang (Phong Thổ, Lai Châu).

Đây cũng là trận mưa đá thứ 3 trong hơn 1 tháng qua xảy ra trên địa bàn huyện, gây thiệt hại lớn về hoa màu, tài sản của người dân.

 

mua-da.jpg

Mưa đá gây thiệt hại lớn về hoa màu tại xã Ma Li Pho. Ảnh: Báo Lai Châu

 

Theo thông tin từ chính quyền địa phương, thời gian mưa đá kéo dài 30 phút. Lượng mưa lớn, nhiều viên đá to bằng quả trứng gà rơi xuống khiến hoa màu và nhà cửa của người dân bị hư hại. Mưa đá kèm gió lốc làm cây cối bị đổ gây tắc đường tại khu vực bản Nậm Cáy, xã Ma Li Pho, rất may không có thiệt hại về người. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền các đã xã nhanh chóng nắm tình hình. Xã Ma Li Pho phối hợp với một số lực lượng, đơn vị khắc phục sự cố, dọn cây bị đổ, khai thông lối đi thuận lợi, nhắc nhở bà con đề cao cảnh giác trước diễn biến bất thường của thời tiết. Chính quyền các địa phương sẽ thống kê cụ thể các thiệt hại và tiếp tục triển khai công tác khắc phục.

Được biết, sau khi xảy ra sự cố thiên tai, lãnh đạo huyện Phong Thổ, Sở Giao thông - Vận tải đã xuống cơ sở, kiểm tra, rà soát thống kê thiệt hại và lên phương án khắc phục, báo cáo chi tiết về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Yên Bái: 121 ha ngô nhiễm sâu keo mùa thu

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Bái, trong tổng diện tích 11.896 ha ngô toàn tỉnh đã có 121 ha trong giai đoạn 9 lá – loa kèn bị sâu keo mùa thu gây hại; diện tích nhiễm nhẹ 101 ha, trung bình 20 ha.

 

sau-keo.jpg

Sâu keo gây hại chủ yếu ở các huyện: Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình với mật độ phổ biến 3 con/m2 , cao 10 con /m2. 

Dự báo trong thời gian tới, sâu keo non tiếp tục gây hại trên ngô giai đoạn xoáy nõn - trỗ cờ và lứa sau sẽ chuyển sang gây hại trên ngô hè thu sớm và chính vụ ngay từ khi ngô 3 lá đến giai đoạn trỗ cờ phun râu. 

Để chủ động phòng trừ hiệu quả sâu keo mùa thu, Chi cục đề nghị Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác điều tra, theo dõi xác định sự xuất hiện gây hại của sâu keo mùa thu trên đồng ruộng; hướng dẫn nông dân cách nhận biết đặc điểm phát sinh gây hại và các biện pháp phòng chống kịp thời hiệu quả. Bà con nông dân có thể sử dụng một số loại thuốc phòng trừ có hoạt chất: Indoxacarb, Lufenuron, Spinetoram..., phun vào nõn cây ngô để đạt hiệu quả cao nhất. 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top