Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 31 tháng 7 năm 2022 | 17:51

Xuất siêu hàng nông, lâm, thủy sản trong 7 tháng tăng gần 2 lần

Đến nay, ngành nông nghiệp đã có 4 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD là càphê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 58,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, xuất khẩu đạt khoảng 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng 26 tỷ USD, tăng 1,6%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 10,4% so với tháng 7/2021, nhưng giảm 2% so với tháng 6/2022. Trong số đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính gần 2 tỷ USD, lâm sản chính ước trên 1,4 tỷ USD, thủy sản đạt 965 triệu USD và chăn nuôi đạt 42,1 triệu USD…

Tính chung 7 tháng, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 13,3 tỷ USD, tăng 8,4%; lâm sản chính đạt trên 10,4 tỷ USD, tăng 1,3%; thủy sản ước đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 34,2%; chăn nuôi ước đạt 225,6 triệu USD, giảm 11,6%; xuất khẩu sản phẩm đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD, tăng 66,7%.

Đến nay, ngành nông nghiệp đã có 4 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD là càphê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ.

Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: càphê đạt trên 2,6 tỷ USD, tăng 46,2%; cao su đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 7%; gạo trên 2 tỷ USD, tăng 9%; hồ tiêu khoảng 661 triệu USD, tăng 11,7%; cá tra đạt khoảng 1,6 tỷ USD, tăng 83,6%; tôm đạt trên 2,7 tỷ USD, tăng 26,2%...

Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp cũng có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm. Điển hình như rau quả vẫn giảm mạnh với trên 16%, đạt trên 1,9 tỷ USD; hạt điều ước đạt gần 1,8 tỷ USD, giảm 10,4%; sản phẩm chăn nuôi đạt 225,6 triệu USD, giảm 11,6%...

Về thị trường xuất khẩu, trong 7 tháng, ước giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 42,4% thị phần. Tiếp đến là châu Mỹ với 29,3%; châu Âu 11,9%; châu Đại Dương 1,7% và châu Phi 1,6%.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 8,7 tỷ USD, chiếm 26,8% thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc trên 5,7 tỷ USD với 17,8% thị phần; tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc…

Để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc.

Bộ cũng phối hợp với cơ quan Thương vụ Việt Nam, Tham tán nông nghiệp chuẩn bị tổ chức các hội nghị trực tuyến kết nối ngành hàng nông sản với hiệp hội, doanh nghiệp các nước khối EU, Trung Quốc, Nhật Bản trong quý 3, 4/2022.

Các đơn vị chức năng tiếp tục thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) mới của Việt Nam đã thông báo với WTO.

Đồng thời, tháo gỡ vướng mắc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc phù hợp quy định Lệnh 248 và Lệnh 249./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top