Trong tháng 2, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam khi đạt giá trị 2,3 tỷ USD, chiếm 28,2% tổng thị phần xuất khẩu. Đánh dấu bước chuyển lớn về thị trường trong lĩnh vực này.
Vượt Trung Quốc, Mỹ là thị trường XK nông sản lớn nhất
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, tháng 2 năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng NLTS ước đạt gần 14,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước ; trong đó so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu (XK) ước đạt khoảng 8,0 tỷ USD, tăng 20,9% ; nhập khẩu (NK) ước trên 6,2 tỷ USD, tăng 10,0%; xuất siêu gần 1,8 tỷ USD, tăng 86,7% .
Tháng 02, kim ngạch XK ước đạt gần 3,3 tỷ USD, tăng 21,8% so với tháng 02/2021 nhưng giảm 31,4% so với tháng 01/2022. Lũy kế 2 tháng, kim ngạch XK ước đạt khoảng 8,0 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, XK nhóm nông sản chính ước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 10,2%; sản phẩm chăn nuôi đạt 54,1 triệu USD, giảm 3,5%; thủy sản đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 47,2%; lâm sản chính đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 17,0%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 367 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Một số sản phẩm/ nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cà phê (tăng 35,6%), cao su (tăng 6,6%), gạo (tăng 22,3%), hồ tiêu (tăng 43,8%), sữa và SP sữa (tăng 11,1%), thịt, phụ phẩm thịt (tăng 3,6%); cá tra (tăng 83,3%), tôm (tăng 34,3%); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 15,5%), mây tre, cói (tăng 49,2%)…
Những mặt hàng giảm kim ngạch xuất khẩu, như: Chè (giảm 10,8%), rau quả (giảm 12,3%), hạt điều (giảm 2,4%), sắn và SP sắn (giảm 12,8%); sản phẩm gỗ (giảm 10,6%).
Giá trị XK nông, lâm, thủy sản 02 tháng đầu năm của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 39,5% thị phần), châu Mỹ (30,8%), châu Âu (13,9%), châu Đại Dương (1,9%), châu Phi (1,3%).
Đáng chú ý, trong tháng 2, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt trên 2,3 tỷ USD (chiếm 28,2% thị phần), trong đó kim ngạch XK nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 69,9% tỷ trọng kim ngạch XK NLTS của Việt Nam tại thị trường này. Đây là một sự nỗ lực vượt bậc cho thấy xu hướng mở rộng thị trường các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua.
Trung Quốc xếp vị thứ 2 trong các thị trường xuất khẩu nông sản với gần 1,3 tỷ USD (chiếm 16,2% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm tới 33,3% tỷ trọng kim ngạch XK NLTS ; thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt gần 586 triệu USD (chiếm 7,3%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,8% giá trị XK NLTS); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt khoảng 376 triệu USD (chiếm 4,7%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 51,6% giá trị XK NLTS);
Bên cạnh đó, kim ngạch NK các mặt hàng NLTS 2 tháng ước trên 6,2 tỷ USD, tăng 10,0% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông sản chính ước đạt gần 04 tỷ USD, tăng 17,6%; nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt khoảng 470,2 triệu USD, giảm 14,3%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 332,8 triệu USD, tăng 11,1%; nhóm lâm sản chính khoảng 466,4 triệu USD, giảm 3,1%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 982,6 triệu USD, tăng 2,8%.
Đứng đầu là thị trường Trung Quốc xuất khẩu sang VN đạt 607 triệu USD, chiếm 9,7% thị phần (trong đó mặt hàng gỗ và SP gỗ chiếm 29,1% giá trị); tiếp theo là Achentina đạt khoảng 564 triệu USD, chiếm 9,0% (mặt hàng ngô chiếm 61,6%).
Thúc đẩy mở cửa thị trường
Nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản một số địa phương (Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đắk Nông) Bộ đã có văn bản triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin nhanh về giá cả, sản lượng và tình hình sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông sản có thể gặp khó khăn trong tiêu thụ trước tình hình dịch bệnh. Tham mưu Chính phủ các giải pháp tháo gỡ ùn tắc hàng hóa nông sản tại cửa khẩu.
Tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước Peru, Úc, Braxin, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga, Séc… Tổ chức Tuần lễ Nông sản Việt Nam tại EXPO 2022 Dubai và làm việc với một số đối tác song phương với Ấn Độ, Argentina, UAE; Hội đàm với đoàn Phó Chủ tịch điều hành EU nhằm thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực biến đổi khí hậu trong khuôn khổ triển khai kết quả Hội nghị COP26 và chống khai thác IUU, đề xuất các giải pháp và kiến nghị EU gỡ bỏ thẻ vàng cho ngành thuỷ sản Việt Nam. Tổ chức "Diễn đàn kết nối doanh nhân kiều bào, thúc đẩy thương mại và đầu tư ngành nông nghiệp".
Bộ cũng tiếp tục hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quy định Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc ; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Lệnh 248, 249. Tính đến 25/2, đã tổng hợp được 119 thông báo dự thảo về quy định về SPS của các nước thành viên thuộc tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có thể ảnh hưởng tới mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam; gửi cho các cơ quan liên quan xem xét góp ý. Xử lý 7 cảnh báo của EU về sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm quy định của EU.
Tháo gỡ vướng mắc và hướng dẫn DN XK
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT cho biết, ngay sau khi Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng lệnh mới trong kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, Bộ NNPTNT đã nhanh chóng phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp; ban hành các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thông tin với cơ quan Hải quan Trung Quốc.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, Bộ NNPTNT cũng tích cực trong trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để triển khai đáp ứng quy định mới; từ tháng 11/2021 đến nay, Bộ NNPTNT tiếp nhận các vướng mắc từ các cơ quan có thẩm quyền, của khối doanh nghiệp để trao đổi trực tiếp hoặc thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc phát sinh.
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, đến ngày 22/02/2022, có 1.656 doanh nghiệp được cấp mã số, trong đó, 779 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được cấp mã số, đảm bảo hoạt động xuất khẩu ổn định và không bị gián đoạn.
Có 187/270 doanh nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đã được cấp mã, tuy nhiên do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% khối lượng theo đề xuất Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đăng ký và đang tiếp tục.
Có 11 doanh nghiệp xuất khẩu sữa thuộc thẩm quyền Cục Thú y quản lý; số còn lại là mã số cấp cho doanh nghiệp thực hiện theo loại hình tự đăng ký; doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y tế.
Bộ NNPTNT cũng nêu rõ một số khó khăn trong việc xin cấp mã số của doanh nghiệp xuất khẩu như tồn tại một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc do hệ thống mới vận hành như: tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ Tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi...
Việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp.
Từ thực tế đó, Bộ NNPTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NNPTNT tiếp tục làm đầu mối trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc và phối hợp với các Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý tại các địa phương để triển khai tiếp việc đăng ký doanh nghiệp.
Tăng cường trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật khi đăng ký trên cổng thông tin điện tử một cửa của Hải quan Trung Quốc; tháo gỡ việc chậm cấp mã số doanh nghiệp cho các mặt hàng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật và những vướng mắc phát sinh.
Triển khai theo Nghị định thư về yêu cầu Thú y và sức khỏe cộng đồng đối với sản phẩm sữa Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc ký ngày 26/42019.
Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục tăng cường đôn đốc và trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Lệnh 248 và 249./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…